Đã trả lời Giống của danh từ tiếng Nga có dấu mềm

C

cho hoi

Khách - Гость
Moi nguoi giup minh phan biet khi nao giong duc khi nao giong cai voi danh tu co dau mem voi. Cam on nha.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Mình chỉ nhớ mỗi một quy tắc là những danh từ có đuôi “тель” (писатель, учитель, преподаватель v.v…) chắc chắn là giống đực, những từ khác thì khi học phải cố nhớ nó thuộc giống gì thôi.

Cái này có lẽ cũng như chữ “i” và chữ “y” trong tiếng Việt: nhiều trường hợp dùng thế nào cũng được (bác sĩ – bác sỹ, liệt sĩ – liệt sỹ v.v…), nhưng lại có những trường hợp nhất thiết phải dùng “i” hoặc “y” (ví tiền, ví dụ chứ không thể vý tiền, vý dụ, cô gái tên là Thuý chứ không thể là Thúi v.v…) – chắc là không có quy tắc nào để phân biệt. Mà cũng có thể là có, và nếu có thì chỉ những người nước ngoài học tiếng Việt mới biết, chứ mình là người Việt thì lại không để ý – cũng giống như một số hiện tượng ngữ pháp của tiếng Nga thì bọn mình mới để ý phân biệt, chứ người Nga có khi bị hỏi cũng ngắc ngứ chả biết giải thích thế nào).


Nhân đây đố các bạn tìm được từ nào trong tiếng Nga dài hơn từ này: тысячачетырёхсотвосьмидесятивосьмимиллиметровый (калибр) – về cỡ nòng của một khẩu đại bác khủng mà LX chế tạo rồi bỏ dở (cỡ nòng 1488 mm).
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Theo tài liệu mình xem được thì nguyên tắc chung để phân biệt giống của các danh từ kết thúc bằng dấu mềm "Ь" thì:
- Giống đực: khi
  1. tất cả các danh từ kết thúc bằng -тель и -арь: воспитатель, выключатель, аптекарь, словарь;
  2. các danh từ động vât chỉ người: зять, слесарь, вождь и т. д. (ngoại trừ: мать, свекровь, мадмуазель), và cả chỉ động vật: зверь, снегирь, окунь, карась (ngoại trừ: газель, лань, лошадь, рысь, кефаль, сельдь, стерлядь, форель);
  3. tên các tháng trong năm (январь, февраль и т. д.) và từ календарь.
- Giống cái khi:
  1. Các ngoại trừ bên trên;
  2. Tất cả các danh từ có hậu tố -ость: смелость, трусость, растерянность (các từ кость и гость (м. р.) -ость không phải là hậu tố nên thuộc giống đực);
  3. Tất cả những danh từ có đuôi là ЖЬ, ЧЬ, ШЬ: рожь, дочь, мышь.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Đọc bài của Hồng Nhung thì mình mới nhớ ra là có những quy tắc như thế. Cái đuôi “ость” thì chắc chắn là giống cái rồi, mình biết thế nhưng không nhớ ra quy tắc. Ngay từ khi mới học tiếng Nga mình đã có thói quen học từ nào là nhớ luôn nó thuộc giống gì, vì thế bây giờ nếu gặp từ lạ với dấu mềm ở cuối (mà không phải là đuôi “тель” hay “ость”) thì mình…chịu luôn, không đoán được nó thuộc giống gì (nhưng nếu nó nằm trong câu thì có thể suy được giống của nó dựa vào tính từ).
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Đọc bài của Hồng Nhung thì mình mới nhớ ra là có những quy tắc như thế. Cái đuôi “ость” thì chắc chắn là giống cái rồi, mình biết thế nhưng không nhớ ra quy tắc. Ngay từ khi mới học tiếng Nga mình đã có thói quen học từ nào là nhớ luôn nó thuộc giống gì, vì thế bây giờ nếu gặp từ lạ với dấu mềm ở cuối (mà không phải là đuôi “тель” hay “ость”) thì mình…chịu luôn, không đoán được nó thuộc giống gì (nhưng nếu nó nằm trong câu thì có thể suy được giống của nó dựa vào tính từ).
Quy tắc thì là như thế, nhưng nó ko phải là tất cả, vì cũng có rất nhiều từ kết thúc dấu mềm nhưng ko thuộc thể loại nào cả. Tớ cũng phải đoán, nhưng chắc ăn nhất vẫn phải mở từ điển ra coi.
KHUYẾN CÁO cho các bạn học tiếng Nga: KO ĐƯỢC LƯỜI XEM TỪ ĐIỂN
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
KHUYẾN CÁO cho các bạn học tiếng Nga: KO ĐƯỢC LƯỜI XEM TỪ ĐIỂN
Và chịu khó gõ GOOGLE!
Khi mình muốn biết một từ sử dụng ra sao mình thường gõ google, hay nhầm nhất là Ш và Щ , nhiều khi không biết viết như thế nào, đành gõ GOOGLE là ra cả đống câu, tha hồ ...ngắm . Đừng tự tin rằng bạn đã biết nhiều, mà nên thuowngf xuyên kiểm tả kiến thức để tự tin hơn.
 

tran tuan khai

Thành viên thường
mình mới đọc trong một cuốn sách có ghi
Существительных мужского рода на -ь немного. большая часть их имеет суффикс -тель: учитель, житель, зритель(лица мужского рода); двигатель, выключатель( предметы мужского рода). Некоторые существительные на -ь заимствованы из других языков. Например, названия месяцев: апрель, июнь и другие, названия предметов: циркуль, портфель.
Существительных женского рода на -ь сравнительно немного. Большая часть их с суффиксом -ость. Эти существительные обозначают абстрактные понятия: новость, скорость, молодость, специальность. Некоторые существительные на -ь заимствованы из других языков: медаль, акварель, мораль.
 
Top