Liên Minh Rus (860 - 1240)

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
THỐNG NHẤT RUS SAU LOẠN MÔNG CỔ

Bải giảng sử Nga về quá trình thống nhất nước Nga sau cuộc xâm lăng của nhà nước Mông Cổ dưới thời Ivan I, Ivan II và Ivan III. Chiến tranh, công trạng của mỗi đời vua. Bắt đầu xuất hiện tên gọi Россия thay cho Русь.

 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Maslenitsa (Мaсленица)
Lễ Tiễn Mùa Đông Kiểu Cựu Giáo



Mã chèn diễn đàn :

Đài phát thanh Tiếng Nói Nước Nga xin giới thiệu với các bạn chương trình ca nhạc về lễ hội dân gian Maslenitsa, truyền thống này duy trì từ thời cổ đại cho đến ngày nay.


Dưới thời đạo đa thần, ở Nga đã có kỳ lễ tượng trưng cho lời tạm biệt mùa đông và đón chào mùa xuân. Đoàn văn công "Karagod" trình bày bài hát “Mùa xuân vui tươi”.

Kể từ thế kỷ 18, ở Nga có truyền thống nấu các món ăn ngon khác nhau trong kỳ lễ Maslenitsa. Và lễ hội tiếp tục trong suốt tuần. Người ta tin rằng, nếu có ai đó cảm thấy buồn chán vào tuần lễ Maslenitsa thì người đó sẽ không may suốt cả năm. Trên các quảng trường dựng những đu quay, vòng ngựa gỗ, có những màn biểu diễn của hề xiếc và nhà hát múa rối. Có truyền thống tổ chức các cuộc đọ sức đua tài về sức mạnh và sự nhanh nhẹn. Người ta hát những bài dân ca, cùng múa vòng tròn khorovod, nói chung, như lời bài dân ca Nga “ăn mừng lễ hội Maslenitsa với bánh xèo và pho mát". (Mardi Gras)

Lễ hội Maslenitsa tượng trưng cho lời tạm biệt mùa đông và đón chào mùa xuân. Từ thời xa xưa, mùa xuân liên tưởng với sự khởi đầu cuộc sống mới, người ta tôn thờ mặt trời như vị thần cấp sức mạnh cho tất cả các sinh vật sống. Suốt tuần lễ Maslenitsa, người ta ăn bánh xèo có hình tròn vành vạnh và màu sắc tươi tắn như Mặt trời. Với món bánh xèo, ở xứ Nga cổ xưa các nông phu cố gắng cầu khẩn vị thần ánh sáng để vầng dương sưởi ấm mặt đất đóng băng suốt cả mùa đông và giúp cho nhân gian có vụ mùa bội thu.

Kể từ ngày thứ hai, mỗi ngày trong tuần lễ Maslenitsa người ta ăn bánh xèo, nhưng, đặc biệt nhiều bánh có trên bàn tiệc từ ngày thứ năm đến ngày chủ nhật. Mỗi bà nội trợ có công thức làm bánh riêng của mình. Bánh xèo làm từ bột mì, yến mạch, bột kiều mạch, nhào với nước ngọt và bột lên men nở phồng. Với bơ và váng sữa smetana, với mật ong. Bánh xèo với trứng cá đỏ và trứng cá đen cũng như với cá muối là đặc biệt ngon. Sau đây là bài hát về bánh xèo qua giọng hát của nữ ca sĩ nổi tiếng Maria Mordasova.

Ngày cuối cùng của lễ hội Maslenitsa được gọi là Chủ nhật tha thứ và tiễn biệt. Trong ngày này theo phong tục Nga cổ truyền tất cả trẻ già đều xí xóa cho nhau mọi lỗi lầm và bực dọc cũ, dù cố ý hay vô tình, để rồi bắt đầu mọi quan hệ trong sự hòa đồng thân ái. Sau đó, sẽ là động tác tống tiễn Mùa đông - Maslenitsa - ồn ào, vui vẻ, với những bài hát và điệu nhảy tập thể. Theo truyền thống, đoàn người rồng rắn rước quanh các đường phố một hình nộm bằng rơm mặc áo choàng kaftan, đội mũ và mang đôi dép rơm bện. Dù bao nhiêu thời gian đã qua đi, nghi thức đốt hình nộm Maslenitsa vẫn là một phần nhất thiết không thể thiếu trong kỳ lễ hội dân gian này. Sau đây là bài hát "Tạm biệt Maslenitsa" do đoàn dân ca "Chibatukha" trình bày.​

Nguồn : ruvr .ru​
 

Attachments

  • MASLENITSA.mp3
    9.2 MB · Đọc: 579

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Trước thì điểm 988, người Rus thuần túy chỉ theo các tín ngưỡng Ấn-Âu nguyên thủy. Nhưng kể từ đạo dụ của Vladimir Đại Đế, dân Đông Slav bắt đầu quá trình Cơ Đốc hóa. Hệ thống tín ngưỡng cũ đi đến tan rã, chỉ một số mảnh hòa nhập vào các truyền thuyết dân gian. Vì thế, khi nhìn lại quá khứ, học giới Nga tạm gọi nhóm tín điều bán khai là bản địa giáo, đa thần giáo hoặc cựu giáo, trong khi Tòa Thượng Phụ vẫn quen gọi dị giáo. Đây là một vấn đề vốn nhạy cảm ở không gian Âu châu, cho nên người Việt Nam chúng ta hãy tiếp cận thận trọng để làm sao không bị lẫn văn hóa Cơ Đốc Chính Thống với các dị đoan. Cũng không nên chỉ vì không hiểu mà lảng tránh !​

With the arrival of Christianity, the old gods fared poorly amongst the Slavs. Grand prince Vladimir the Great, who had once been a very vocal and lavish patron of Perun, converted to Christianity. In 988 he, his family and the people of the Kievan Rus' were collectively baptized. He ordered that the statues of Perun which he himself had erected formerly, be dethroned, torn down with great dishonor and dragged through the streets as they were beaten with sticks. The idols were then cast into rivers and not permitted to land on the shore. Three of Vladimir's sons are also recognized as saints.​

Chủ đề này có thể không hợp với một số cộng đoàn,
cho nên mong bạn cân nhắc trước khi vào nội dung !


DƯỚI UY LINH PERUN
Bổ Trợ Ngoại Khóa

Perun (Перунъ, "pê-run") nguyên là thượng đẳng phước thần trong hệ thống bản địa giáo tiền Cơ Đốc ở Rus. Cái danh này là một trong các tự dạng của Thor (Þórr, "pho-rơ"), nhưng không ai dám khẳng định cái nào có trước. Tục thờ Thor hoặc Perun gắn liền với sự phát triển thương mại quanh biển Baltika. Hiện dải duyên hải từ Đông Đức cũ đến Lietuva (khu vực tương ứng vương quốc Phổ trung đại) tạm được học giới coi là di chỉ khảo cổ trọng yếu nhất về tín ngưỡng Perun.

Có một điều lí thú là, sau khi nước Đức chia hai, các giáo trình Tô Liên đều coi Đông Đức là quốc gia Tây Slav, trong khi vẫn liệt Tây Đức vào nhóm German. Sở dĩ có vấn đề này vì đảo Rügen là bảo tàng dị giáo lớn nhất tại Âu châu. Nó cũng cho thấy sự khoan dung phi thường của chính thể Soviet đối với các yếu tố phi Cơ Đốc, là cái điều mà trong suốt khoảng ngàn năm lịch sử Nga luôn duy trì sự kì thị.

Tài liệu Dưới Uy Linh Perun (Под десницей Перуна) là bài giảng bằng ảnh cho học sinh thời Tô Liên. Rất tiếc, tôi đã đánh mất bản dịch, xin hẹn sẽ có lúc làm lại !​


































 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
TỚI TSARGRAD
Bổ Trợ Ngoại Khóa

Theo Vãng Niên Sự Kí (thế kỉ XIV), vào ngày 18 tháng 06 năm 860 đã sảy ra một sự kiện hiển hách trong các dân Slav. Một đoàn dũng sĩ Rus nhân việc đánh thắng quân đoàn Đông La Mã nên đã dong thuyền tiến thẳng tới kinh sư Constantinopolis. Tuy nhiên toán rợ chỉ treo khiên lên ngọ môn rồi rút về. Câu truyện này dĩ nhiên chỉ là phúng dụ, vì phải qua thế kỉ XIII-XIV người Rus mới thật quật khởi để tiến tới hình thái xã hội văn minh. Dẫu sao, huyền thoại nhằm minh diễn buổi đầu người Nga cổ tiếp nhận văn hiến Hi-La để gia cố bản sắc của mình.

Tài liệu Tới Tsargrad (На Царьград) là bài giảng bằng ảnh cho học sinh thời Tô Liên. Mời các bạn cùng đọc !










































 
Top