Học liệu nhà Anya

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
È-È.............Đề nghị các bạn không đưa từ tục vào diễn đàn nhé, không hay đâu. Từ lóng là những từ có thể nghe thấy trong giao tiếp hàng ngày ví dụ:
-Ты прикинь! (Cậu thử tưởng tượng xem)
- Я не въезжаю! (Tớ không hiểu gì cả).
- засёк? (Hiểu chưa?)
- Дошло? (Hiểu chưa?)
...................
Từ lóng có thể được dùng để nói cho nó nhanh và "sành điệu".
Còn những câu hoặc những từ tục (Русский мат) thì không nên đưa vào đây, và càng tuyệt đối không nên dùng nó trong giao tiếp. Sở dĩ các bạn nói "nhẹ như lông hồng" bởi các bạn không ngấm ý nghĩa và sắc thái ngôn ngữ của nó. CÒn nếu có người Nga vào đọc post của chúng ta có câu tục thì họ sẽ nghĩ không tốt về chúng ta. Mong các bạn hiểu giúp cho nhé!

Nói tiếng Nga hay và "sành điệu" khi bạn nói có văn hoá, chứ không phải là khi bạn biết nói tục. Mà ngược lại, khi bạn nói tục bằng tiếng Nga thì người Nga trí thức sẽ thấy bạn rất ngây ngô và sẽ tỏ long thương hại bạn vì họ cho là bạn không hiểu ý nghĩa của những câu bạn nói, chứ tực sự không phải là bạn hư hỏng.

Rất đồng ý với bác Hoàng.Dazzle, kiểu như nghe mấy du học sinh nước ngoài, đến đây học Tiếng Việt, họ được các bạn bè Việt Nam dạy mấy câu bậy tục, thỉnh thoảng lại áp dụng sai ngữ cảnh, nghe rất buồn cười và ngây ngô. Nói chung trình độ mình chưa siêu thì nên ăn nói chuẩn mực là hơn.
 

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều hiểu từ vựng có vai trò quan trọng thế nào trong việc học một ngoại ngữ. Không có đủ vốn từ vựng cần thiết là nguyên nhân đầu tiên cho vấn đề không nghe nói được.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp đã ra đời nhằm đẩy nhanh quá trình học từ vựng, giúp cho việc ghi nhớ từ mới hiệu quả, sinh động, dễ tiếp thu hơn dựa trên một loạt các dẫn chứng khoa học về hoạt động của não bộ, trong đó không thể không kể đến Flashcard. Nói một cách ngắn gọn thì Flashcard có hai mặt, mặt trước là từ mới cần học, và mặt sau là nghĩa của từ, có thể kèm hình ảnh minh họa. Phương pháp này giúp kích thích não bộ, vận động liên tục mà không gây cảm giác nhàm chán như ôm một cuốn sách hay một cuốn từ điển. Đối với dân học Tiếng Anh thì Flashcard rất phổ biến, được in thành từng tập nhỏ theo chủ đề như Toeic, Ielts, ...
Những tập Flashcard này đã chứng minh được hiệu quả vượt trội của mình trong việc học từ vựng sau chỉ một thời gian ngắn lưu hành trên thị trường. Tiếc là với số lượng không đông đảo lắm người học, người ta còn chưa xuất bản các tập Flashcard để học Tiếng Nga.

Nhưng các bạn đừng vội buồn vì với Anki, vấn đề này đã ngay lập tức được giải quyết. Anki là hệ thống Flashcard có thể sử dụng trên hệ điều hành Windows, Mac, Linus, iOS, Android, ... với các bộ Flashcard download trực tiếp trên mạng chia sẻ phong phú của Anki.

- Bước 1: Truy cập http://ankisrs.net/
- Bước 2: Chọn Download Anki cho hệ điều hành mà bạn muốn cài đặt
- Bước 3: Chạy file .exe, chọn ngôn ngữ Tiếng Việt
- Bước 4: Chọn "Lấy bộ thẻ chia sẻ", Anki sẽ chạy vào trang mạng chia sẻ, chọn ngôn ngữ cần học là Russian, download file về có dạng .apkg



- Bước 5: Về giao diện phần mềm của Anki, chọn Tập tin -> Nhập -> File vừa down về
OK, giờ bạn có thể bắt đầu học được rồi, dưới đây là ví dụ về một bộ thẻ học



Hoặc các bạn có thể xem hướng dẫn cài đặt và sử dụng tại đây


Chúc các bạn học tốt nhé!
 
L

lanht

Khách - Гость
Да нет!

Cho em hoi cau tren nghia la gi ma vua da vua nhet vay ?
Em cam on.:)
 

dmd

Thành viên thường
да нет = нет
да được đệm vào, khi nói нет được nhấn mạnh hơn và có chút lên giọng. Khoảng cách khi phát âm hai từ này quyết định sắc thái của câu trả lời. Nếu nhanh và liền mạch đem lại sắc thái phủ định chắc chắn, dài ra một chút là tỏ vẻ hơi chần chừ
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Ờ không = không !
 

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Mình vẫn nghĩ câu này có ý kiểu như "Tất nhiên là không rồi!"
 

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Học ngoại ngữ đơn giản mà vui : Phương pháp UMIN

Mình muốn giới thiệu đến các bạn cuốn sách rất hay của giáo sư Е.А. Умин về phương pháp học ngoại ngữ mà ông đã nghiên cứu. Mình đã và đang áp dụng phương pháp này và nhận thấy kết quả tốt trong việc học Tiếng Nga cũng như tiếng Anh, hy vọng có thể giúp mọi người phần nào trong việc học ngoại ngữ của mình :D

"Biết một ngoại ngữ ngày nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với nhiều người. Ngôn ngữ không chỉ cần thiết cho việc mở rộng mối quan hệ và giao tiếp với người nước ngoài, phục vụ cho những chuyến đi ra nước ngoài, mà còn giúp cập nhật kịp thời kiến thức nghiệp vụ, để đọc báo, tạp chí, và cuối cùng, những người có văn hóa và học thức có sở thích đọc những tác phẩm nguyên bản bằng vốn ngoại ngữ của mình.

Không ngạc nhiên gì khi nhiều người muốn biết không chỉ một mà nhiều ngoại ngữ. Dù vậy nhiều người thậm chí không dám bắt đầu vì lo sợ sự phức tạp của quá trình học.

Trên thực tế học một ngoại ngữ không hề khó với bất cứ ai. Tất cả chúng ta đều dễ dàng học được ngôn ngữ mẹ đẻ trong độ tuổi từ 2 – 3 tuổi. Chúng ta không cần bỏ ra một nỗ lực đặc biệt nào cho việc học, quá trình đó diễn ra hết sức nhanh chóng và dễ dàng. Có phải tiếng mẹ đẻ thì dễ hơn các tiếng khác?! Cũng như vậy, không ai dám khẳng định một cách chắc chắn khả năng học của trẻ tốt hơn người lớn, những người mà bộ não đã phát triển tương đối hoàn thiện, trí nhớ được rèn luyện qua nhiều bài tập trong cuộc sống , những người có nhận thức và mong muốn mãnh liệt trong việc học được ngôn ngữ mới.

Tại sao quá trình học này lại diễn ra dễ dàng ở trẻ em, trong khi đó, lại có vẻ khó khăn hơn đối với người lớn. Bạn sẽ nhận được câu trả lời cuối cùng khi đọc hết cuốn sách này. Cùng với câu trả lời cho câu hỏi này bạn sẽ được biết rằng, người lớn có thể nắm bắt được ngôn ngữ cũng nhanh chóng và dễ dàng như trẻ con học tiếng mẹ đẻ vậy. Thậm chí nếu dành toàn bộ thời gian cho việc học, thì kết quả còn nhanh hơn.

Vậy người học cần vượt qua những chướng ngại vật nào để có thể học được ngoại ngữ một cách nhanh chóng và đơn giản?

Chướng ngại vật đầu tiên và quan trọng nhất tôi gọi là “rào cản tự ám thị không có khả năng”. Nhiều người nghĩ rằng, khả năng học được ngoại ngữ là “thiên phú” và chỉ vài người có khả năng đặc biệt mới làm được. Không có niềm tin vào khả năng của mình là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình học ngoại ngữ. Đây là chướng ngại phổ biến nhất.

Dễ hiểu là tại sao chướng ngại này lại xuất hiện. Nhiều người trong chúng ta hẳn vẫn nhớ những năm học gạo ngoại ngữ ở trường và thiếu thực hành sau khi học. Từ đây chúng ta đã hình thành một kết luận rõ ràng rằng việc học ngoại ngữ thật chán ngấy và khó khăn. Đúng mà lại không đúng! Chúng ta đã quên mất hay không biết một điều rằng có thể học ngoại ngữ theo cách khác cách chúng ta đã làm ở trường, và kết quả chắc chắn sẽ hoàn toàn khác.

Để minh họa cho điều này, tôi xin dẫn ra một vài ví dụ từ cá nhân mình. Tôi buộc phải nghiên cứu Tiếng Đức ở trường. Sau khi tốt nghiệp, thành tích của tôi được đánh giá tương đối tốt theo tiêu chuẩn của trường. Tôi nhớ rằng mình đã thuộc hết các động từ bất quy tắc, dạng số nhiều của các thời, và nhiều thứ khác. Ở trường Đại học tôi bắt đầu học Tiếng Anh và muốn nắm bắt Tiếng Anh một cách thực sự. Thú vị là ngay từ đầu trong quá trình học của tôi đã xuất hiện sự giao thoa rất lớn giữa tiếng Anh và tiếng Đức. Đầu kì nghỉ hè, có nghĩa là hết năm học, tôi hoàn toàn quên tiếng Đức và biết một chút tiếng Anh. Sau kì nghỉ, nghĩa là bắt đầu năm học mới, Tiếng Anh tôi hầu như đã quên hết, thay vào đó, trong đầu lại bập bõm tiếng Đức.

Cuối năm 3, tôi dịch được tất cả các văn bản khoa học được yêu cầu từ Tiếng Anh sang Tiếng Nga, và như người ta nói là, dịch với sự giúp đỡ của từ điển các văn bản Tiếng Anh. Sau Đại học, tôi làm việc tại viện nghiên cứu tại một lĩnh vực mới khi đó là sinh học phân tử. Tôi đã phải đọc rất nhiều sách bằng tiếng Anh. Lúc đó tôi hiểu rằng kiến thức ngôn ngữ của tôi – khả năng “đọc với từ điển” – hoàn toàn không đủ để làm điều này, và tôi cần bắt đầu học Tiếng Anh một cách nghiêm túc. Tìm hiểu qua nhiều cuốn sách khác nhau về phương pháp học ngoại ngữ và thử qua nhiều phương pháp khác nhau (trong đó có phương pháp học trong mơ, phương pháp học với cường độ lớn và nhiều pp khác), tôi đã tạo lập ra được phương pháp của riêng mình và nắm bắt Tiếng Anh một cách hoàn toàn. Cơ sở của phương pháp này được hình thành trên dạng thức nghe để tiếp nhận ngôn ngữ một các tự động và nhắc lại thành tiếng các câu hoàn chỉnh. Tôi đã nỗ lực luyện tập theo phương pháp này trong 2 – 3 tháng, thực tế là bắt đầu học lại Tiếng Anh từ con số 0 , như thể là tôi chưa từng học trước đó. Trong thời gian này nó đúng là như thế, bởi Tiếng Anh mà tôi được học ở trường, hầu như đã quên hết.

Kết thúc việc học Tiếng Anh, nghĩa là sau khi đã có thể nghe hiểu tốt, nói và đọc thoải mái bằng Tiếng Anh, tôi chuyển sang nghiên cứu Tiếng Pháp, và sau một năm có thể đọc và nói thoải mái bằng Tiếng Pháp. Phương pháp này xem ra có vẻ thích hợp với tôi. Thật thú vị là đã không có một chút lẫn lộn nào giữa Tiếng Anh và Tiếng Pháp cả.

Cũng bằng phương pháp này tôi tiếp tục học tiếng Ba lan trong 3-4 tháng. Buộc phải có chuyến đi đến Italia, tôi cần học làm sao để có thể hiểu tiếng Italia trong 2 tháng.

Bạn có thể nghĩ là tôi có khả năng học ngoại ngữ đặc biệt nào đó. Nhưng hãy bàn đến việc tôi đã biết Tiếng Anh và tiếng Đức “lơ mơ” đến mức nào sau khi học theo phương pháp truyền thống ở trường ĐH, thực tế là tôi chả có khả năng đặc biệt nào cả.

Tôi đã trình bày những nguyên tắc, phương pháp, quy tắc cơ bản trong phương pháp của mình trong 4 trang giấy và đưa chúng cho bạn bè, cộng sự của tôi, những người cũng mong muốn học được ngoại ngữ. Và rất nhiều người trong số đó (chính xác là những người đã kiên trì áp dụng) đã đạt được kết quả tốt một cách nhanh chóng, trong một vài trường hợp họ còn bắt đầu từ con số 0.

Ví dụ cuối cùng tôi muốn đưa ra liên quan đến việc học ngoại ngữ của các con trai tôi – Pavel và Alexey. Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có một khả năng đặc biệt về ngôn ngữ nào kể cả ở tôi hay các con trai tôi. Tôi học tiếng Đức ở trường và quên hết sạch sau khi tốt nghiệp ĐH. Con trai Pavel của tôi cũng học Tiếng Đức ở trường 7 năm và bây giờ đến câu hỏi đơn giản nhất :”Bạn có nói được tiếng Đức không?” nó cũng không trả lời được. Điều này cũng tương tự với Alyosa, mặc dù nó vẫn đang học tiếng Đức ở trường, chính xác là nó đang học lớp 9. Tôi không hề tham gia chút nào vào quá trình học tiếng Đức của các con. Tất cả sự giúp đỡ của tôi chỉ dừng lại ở việc giúp chúng làm một vài bài tập dịch được giao về nhà (đến lúc này thì tôi cũng đã nắm bắt được tiếng Đức một cách tương đối hoàn chỉnh). Dù vậy cả Pavel và Alexey đều tự học Tiếng Anh theo phương pháp của tôi. Trong khi đó những giờ học này hoàn toàn không vất vả nặng nề gì cả, chúng học với thái độ hết sức vui thích do đạt được tiến bộ nhanh và dễ dàng. Thời gian dành cho việc học chỉ từ 15-20 phút mỗi ngày.

Pavel đậu vào Viện y Moscow. Trong tờ khai nó viết rằng thành thạo Tiếng Anh. Người ta xếp nó vào lớp mà ngoài nó ra, tất cả các bạn khác đều đến từ trường chuyên ngữ. Nhưng hóa ra, Pavel còn nói tiếng Anh tốt hơn các bạn trong lớp. Nó có thể thoải mái nói chuyện bằng tiếng Anh, trò chuyện với các sinh viên nước ngoài và đọc các tác phẩm văn học bằng tiếng Anh mà chẳng cần dùng từ điển.

Con trai út Alyosa của tôi cũng là một trường hợp tương tự. Nó chỉ học tiếng Anh 15-20 phút mỗi ngày trong vòng 1 năm. Bây giờ nó có thể nói bằng tiếng Anh, xem các kênh truyền hình bằng tiếng Anh, đọc truyện mà không cần dùng từ điển , thậm chí nó còn dịch cả các tác phẩm văn học ra tiếng Nga.

Tôi muốn dẫn ra những ví dụ này như một sự minh họa tương đối cho ý tưởng của tôi về khả năng học ngoại ngữ.

Bàn về việc học Tiếng Đức ở trường trung học, các con tôi đã học tận 7 năm, và là một minh chứng cho việc chẳng có chút khả năng nào với ngoại ngữ

Về Tiếng Anh, thì Pavel đã tự học chỉ trong khoảng nửa năm, còn Alexey gần 1 năm, và trong trường hợp này chúng lại chứng minh được khả năng tuyệt vời trong việc học ngoại ngữ.

Khác biệt ở đâu? Là ở phương pháp.

Các ví dụ cụ thể đã chỉ ra rằng, điều căn bản trong học một ngoại ngữ là chọn được 1 pp đúng và kiên trì theo pp đó. Bất kì ai có mong muốn học ngoại ngữ và tìm được một phương pháp chính xác đều có khả năng thành công.

Chướng ngại vật thứ hai đối với người học là họ không có thói quen xây dựng một chương trình học cụ thể thường xuyên. Mặc dù học thường xuyên hàng ngày là rất quan trọng để học ngoại ngữ được nhanh và dễ dàng.

Để làm sáng tỏ nhận định này một lần nữa chúng ta lại so sánh với quá trình học ở con trẻ, cách chúng học tiếng mẹ đẻ. Trẻ con hàng ngày đều nghe tiếng mẹ đẻ, nghe đi nghe lại nhiều lần và lặp lại đúng những từ và những câu được nghe, cho đến khi chúng bắt đầu trở nên dễ dàng và tự động. Nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, khả năng của người lớn trong tất cả các mối quan hệ đều cao hơn một cách đáng kể hơn so với trẻ con. Vì vậy người lớn phải lặp lại số lần ít hơn trẻ con. Khoảng cách giữa các lần lặp lại cũng có thể dài hơn. Dù vậy để nắm bắt được ngôn ngữ một cách nhanh chóng, dễ dàng và tự nhiên nhất vẫn cần lặp lại một số lượng câu nhất định nhiều lần và khoảng cách thời gian giữa các lần lặp lại cũng phải đủ ngắn.

Từ đây rút ra rằng học ngoại ngữ cần hàng ngày, tốt nhất là 2 lần một ngày. Học lúc này một ít lúc kia một ít hoặc có sự ngắt quãng dài đều không mang lại hiệu quả.

Trong chương 3 có đề cập đến việc làm sao có thể dễ dàng tạo cho mình thói quen học thường xuyên và bằng cách này có thể vượt qua chướng ngại thứ 2 mà chúng ta vừa nêu ở trên.

Rào cản thứ 3 mà chúng ta phải xem xét nằm trong định kiến cho rằng học ngoại ngữ, là phải học gạo từ mới, quy tắc ngữ pháp, nói chung là một quá trình vô cùng nhàm chán.

Định kiến này từ đâu mà ra? Rất rõ ràng là nó bắt nguồn từ phương pháp truyền thống mà chúng ta được học ở trường. Trong đầu người đọc có thể sẽ xuất hiện câu hỏi: “Thế phương pháp của bạn cũng phải lặp đi lặp lại một số câu nhất định, chẳng lẽ thế thì không nhàm chán à?”

Ồ, không, chẳng nhàm chán tí nào cả! Vấn đề là học ngoại ngữ theo phương pháp trong cuốn sách này, thường xuyên cảm thấy mình đang tiến về phía trước. Chính cảm giác đạt được kết quả trong việc học đã giúp người học cảm thấy tự tin, từ đó mà giờ học trở nên thú vị hơn. Thêm một điều nữa là, theo như phương pháp này người học sẽ phải tự học, điều chỉnh và xây dựng cho mình một chương trình học cụ thể. Nó mang lại cho việc học tính sáng tạo. Khi người ta làm một việc gì đó mà nó cho kết quả tốt, chẳng lẽ hoạt động đó lại không mang lại cho họ sự thỏa mãn. Như vậy thì rào cản thứ 3 sẽ được gỡ bỏ, nếu bạn áp dụng phương pháp này.

Ngay khi bắt đầu áp dụng phương pháp này, bạn sẽ cảm thấy rõ nét sự tiến bộ trong việc học của mình. Việc học đem lại cảm giác thỏa mãn là một trong những điều kiện quan trọng nhất của phương pháp này. Tính trung bình thì có thể gọi ra thành tích bạn sẽ đạt được trong từng giai đoạn.

- Sau một tháng bạn có thể dễ dàng hiểu và phát âm những câu đơn giản.

- Sau 1 tháng rưỡi đến 2 tháng bạn có thể trình bày mong muốn, hỏi đường, giá cả, đặt đồ ăn qua điện thoại. Một cách rõ ràng thì bạn cũng có thể hiểu câu trả lời trong khuôn khổ nhất định nếu người nói không vội, phát âm rõ từ và không nói quá nhanh.

- Sau 2 tháng rưỡi đến 3 tháng bạn có thể đọc sách, nghe và hiểu các bài giảng ngoại ngữ trên đài, ti vi.

- Sau 6-8 tháng bạn có thể học nói về bất kì chủ đề nào, đọc các tác tẩm văn học , hiểu ngôn ngữ nói tự nhiên của người nước ngoài không đúng đến từng chữ, nhưng nắm được nội dung khái quát, hiểu được bản tin trên các kênh truyền hình nước ngoài.

- Sau 9-12 tháng những gì người ta nói về bạn, là bạn rất giỏi ngoại ngữ đó, có thể nói một cách thoải mái, hiểu ngôn ngữ nói và đọc các cuốn sách bằng tiếng nước ngoài một cách dễ dàng."

Mình có gửi kèm theo cuốn sách bằng Tiếng Nga. Nếu mọi người hứng thú, mình sẽ bắt tay vào dịch (tuy nhiên cuốn sách hơi dài nên mình sẽ chỉ dịch nếu có ít nhất trên 10 like thôi nhé hehe)
 

Attachments

  • Inostranny_-_legko_i_s_udovolstviem.pdf
    1.9 MB · Đọc: 1,131

Win Ngân

Thành viên thường
Anya ơi, bạn có thể share cho mình link để download audiobook của truyện "Hoàng tử bé" bản tiếng Nga được không bạn ? Và bạn có thể share những link mà có thể download những audibook truyện thiếu nhi bản tiếng Nga khác được không bạn ? mình cảm ơn bạn nhiều lắm !
 

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Anya ơi, bạn có thể share cho mình link để download audiobook của truyện "Hoàng tử bé" bản tiếng Nga được không bạn ? Và bạn có thể share những link mà có thể download những audibook truyện thiếu nhi bản tiếng Nga khác được không bạn ? mình cảm ơn bạn nhiều lắm !
Chào bạn! Đây là link audiobook "Hoàng tử bé" nhé
http://prochtu.ru/uslishu.php?avtor=121&kniga=1

Còn đây là link sách ở dạng PDF và epub
http://besplatnyeknigi.ru/malenkii-prints.html
 

Win Ngân

Thành viên thường
Cảm ơn bạn Anya nhiều lắm ! :)

Chị Anya ơi, chị cho em hỏi 1 tí về phương pháp luyện nghe nhé: Nếu mình nghe cùng lúc trong 1 ngày vừa audiobook vừa phim Nga, và cứ thế lặp lại nhiều lần cho đến khi hết phim và hết audibook thì có được không chị ? Hay là mình nên nghe 1 lần audibook lặp lại nhiều lần từ ngày này sang ngày khác cho đến khi nghe xong audiobook đó, rồi sau đó mới chuyển qua xem phim cùng lặp lại nhiều lần từ ngày này sang ngày khác cho đến khi hết phịm. Theo chị thì phương pháp nào tối ưu hơn ? :). Tại em nghĩ là phương pháp đầu tiên sẽ đỡ ngán hơn, mà em không biết có bị "loạn" không khi trong cùng một ngày vừa xem phim vừa nghe audiobook. Chị có thể cho em lời khuyên được không chị ? Em cảm ơn chị nhiều lắm ! :)
 
Top