Phân biệt từ vựng (Тонкости русского языка)

alpha

Thành viên thường
Các bạn nên dùng từ điển để tra nghĩa của từ như thế sẽ nhớ lâu hơn !Có từ điển giấy thì càng tốt .Mình có quen mấy người họ thuộc lòng cả cái từ điển giấy rồi đó !!
LOL cả cái từ điển quái vật rồi
 

levietbao

Thành viên thường
Xin chào tất cả mọi người !

Mong mọi người có thể chỉ rõ cho mình biết làm thế nào để phân biệt thân từ cứng và thân từ mềm.
Theo mình biết đây là phần quan trọng nhưng lại rất khó, và nếu phân biệt đâu là thân từ cứng và thân từ mềm thì việc học tiếng Nga sẽ bớt khó khăn đi rất nhiều. Phần kiến thức này mình rất lúng túng nên mong nhận được mọi người chỉ dạy thêm.
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Xin chào tất cả mọi người !

Mong mọi người có thể chỉ rõ cho mình biết làm thế nào để phân biệt thân từ cứng và thân từ mềm.
Theo mình biết đây là phần quan trọng nhưng lại rất khó, và nếu phân biệt đâu là thân từ cứng và thân từ mềm thì việc học tiếng Nga sẽ bớt khó khăn đi rất nhiều. Phần kiến thức này mình rất lúng túng nên mong nhận được mọi người chỉ dạy thêm.
Nếu bạn muốn hỏi cái nào là thân từ cứng cái nào là thân từ mềm thì câu trả lời quá đơn giản mà ! Thân từ cứng là "Ъ" ví dụ như các từ : объявление, подъём mặc dù có dấu cứng đằng sau nhưng âm б và д đều đọc mềm cả .Còn thân từ mềm là chữ " Ь" ví dụ trong hầu như các động từ đều có thân từ mềm писать ,читать ....

Mình sẽ nói kĩ hơn về thân từ cứng và thân từ mềm cho bạn dễ hiểu nha .Ngoài ra trong tiếng Nga còn có phụ âm cứng và phụ âm mềm nữa nếu bạn muốn biết khi nào là phụ âm cứng khi nào là phụ âm mềm thì mình sẽ trình bày sau .Cái này thì vô cùng phức tạp bạn à !Mình phải suy nghĩ nhiều thì mới hiểu được .

* Thân từ cứng hay còn gọi là dấu cứng trong tiếng nga "твёрдый знак " . Trước hết mình sẽ chỉ ra vị trí của dấu này trong từ trong những trường hợp nào thì mình có thể viết dấu cứng này ?
+ Dấu cứng được viết đằng sau những phụ âm mà những phụ âm này lại đứng trước các chữ cái như я, ю, ё, е có nghĩa là dấu cứng sẽ đứng giữa phụ âm và các chữ я, ю, ё, е .Ví dụ như các từ sau :безъядерный, въявь, взъяриться, взъесться, изъезженный, межъязыковой, надъесть, объехать, отъезд, подъёмник, предъюбилейный, предъявить, разъехаться, разъёмный, съесть, съёжиться, съязвить, сверхъестественный, сверхъёмкий, сверхъяркий...
+Dấu cứng được viết trong những từ phức có nghĩa là viết trong những từ được cấu tạo từ hai từ trở lên .Ví dụ như các từ :двухьякорный, двухъёмкостный, трёхъядерный, четырёхъярусный ,панъевропейский, фельдъегерь...
+Dấu cứng cũng dùng để phiên âm một số tên riêng nước ngoài ví dụ như :Кизилъюрт (город в Дагестане), Торъял (поселок в республике Марий Эл), Го Хэнъюй (китайское личное имя), Хэнъян (город в Китае),тазабагъябская культура (археологическая), Ювясъярви (озеро в Фин- ляндии),Манъёсю (антология древнеяпонской поэзии).

* Thân từ mềm hay còn gọi là dấu mềm trong tiếng Nga .Trước hết mình cũng chỉ ra vị trí của dấu mềm trong từ :
+ Dấu mềm đứng sau những phụ âm mà những phụ âm đó đứng trước các chữ cái như :я, ю, ё, е, и .Ví dụ các từ sau :
ья: дьявол, юдьячий, обезьяна, бильярд, семья, пьяный, колосья, ничья, пастушья, Лукьян; ью: вьюн, интервью, льют, семью, пью, рысью, пятьюдесятью, шью, фъють (междометие); ьё: соловьем, ружьё, льёт, вороньё, серьёзный, житьё, чьё, шьём; ье: премьера, пьеса, курьер, конферансье, варенье, затишье, Вьетнам, Фурье; ьи: воробьиный, соловьи, оладьи, медвежьи, варьировать, статьи, чьи, Виньи.
+Một vài trường hợp các từ mượn thì dấu mềm đứng sau phụ âm và đứng trước âm O ví dụ như :бульон, гильотина...
+Dấu mềm để phân biệt cặp phụ âm cứng và mềm .Phụ âm nào có dấu mềm đằng sau thì chắc chắn nó là phụ âm mềm .Ta có thể so sánh 2 từ тетрадь và город phụ âm дь là phụ âm mềm còn д là phụ âm cứng nhưng trong từ дядя девушка... thì phụ âm д lại là phụ âm mềm .
Mình tạm thời nói đến đây thôi nếu bạn có gì thắc mắc thì mình sẽ trả lời bạn tiếp nhé .Nói chung phần này rất phức tạp để viết chi tiết thì phải mất khoảng 4 5 tiếng gì đó !

Tiếng Nga mình thấy khó nhất là phần ngữ âm và cú pháp .Ngữ âm thì quy tắc phát âm rất phức tạp còn ngữ pháp thì cũng không kém phải chuẩn từng từ từng chữ một .Nhưng nghiên cứu tiếng Nga cũng rất thú vị đúng không bạn hi ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Cá nhân mình chưa bao giờ nghe thấy cụm từ "thân từ cứng" và "thân từ mềm". "Thân từ" trong tiếng Nga là "ОСНОВА", còn cứng và mềm thì có dấu cứng và dấu mềm, phụ âm cứng và mềm, nên bạn xác định lại rõ câu hỏi của mình trước đã nhé ...:)
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Cá nhân mình chưa bao giờ nghe thấy cụm từ "thân từ cứng" và "thân từ mềm". "Thân từ" trong tiếng Nga là "ОСНОВА", còn cứng và mềm thì có dấu cứng và dấu mềm, phụ âm cứng và mềm, nên bạn xác định lại rõ câu hỏi của mình trước đã nhé ...:)
Thảo nào mình cứ thấy là lạ sao lại là thân từ cứng và thân từ mềm chứ ?Mình chỉ thấy dấu cứng và dấu mềm thôi mà .Chắc bạn ấy hỏi phụ âm cứng và phụ âm mềm !
 

levietbao

Thành viên thường
Khái niệm này mình biết đến trong cuốn sách ngữ pháp của tác giả Vũ Đình Vị, tuy nhiên mình khái niệm trong đó rất khó hiểu. Bởi vậy mình mong được sự chỉ bảo thêm từ mọi người.
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Bạn thử lấy ví dụ về cái thân từ cứng và thân từ mềm từ trong quyển sách đó cho mọi người cùng xem thế nào ?
Còn dấu cứng và dấu mềm mình đã trình bày ở trên rồi !
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Khái niệm này mình biết đến trong cuốn sách ngữ pháp của tác giả Vũ Đình Vị, tuy nhiên mình khái niệm trong đó rất khó hiểu. Bởi vậy mình mong được sự chỉ bảo thêm từ mọi người.

Mình hoàn toàn chẳng có tí tẹo teo khái niệm về thân từ cứng và thân từ mềm. Nhân câu hỏi của bạn và cũng tình cờ có quyển “Ngữ pháp tiếng Nga” của tác giả Vũ Đình Vị, mình bèn giở ra xem thì thấy có đúng 1 trang (trang 14) nói về thân từ cứng và thân từ mềm. Tóm lại:

Ví dụ về những từ có thân từ cứng: инженер, простой.
Ví dụ về những từ có thân từ mềm: секретарь, синий.

Sau đó là cho 2 từ trên ở cả 6 cách để so sánh: инжерера – инженеру – инженером, секретаря – секретарю – секретарём, простого – простому – простым, синего – синему – синим v.v…

Theo mình thì bạn quên béng khái niệm thân từ đi cho đỡ đau đầu và chỉ cần nhớ các từ sau đây biến đổi theo 6 cách như thế nào rồi suy ra cho những từ khác:

- простой инженер;
- простой секретарь;
- простая девушка;
- синий карандаш;
- синее одеяло;
- синяя книга;
- синяя тетрадь.

Câu hỏi của bạn làm cho mình nhớ đến câu chuyện sinh viên Tây học tiếng Việt hỏi thầy: “Từ “ơi” trong tiếng Việt dùng trong trường hợp nào?”. Thầy đáp: “Để gọi người nào đó ở xa”. Hôm sau sv Tây thắc mắc: “Hôm qua em thấy có người gọi: “Hoà ơi, đi uống bia đi!” mà 2 người ấy cách nhau có 2 mét thôi chứ có xa đâu!”. Thầy đáp: “Và để gọi người ở gần khi người được gọi quay lưng về phía người gọi”. Hôm sau nữa sv Tây lại thắc mắc: “Hôm qua em đi ngang qua một đôi ngồi cạnh nhau. Họ ôm nhau, nhìn vào mắt nhau, người con trai nói: “Lan ơi, em có biết anh yêu em nhiều như thế nào không?”. Tại sao rất gần nhau, nhìn nhau mà vẫn dùng từ “ơi” hả thầy?”. Thầy…chịu, không biết trả lời thế nào!

Lời khuyên của mình dành cho bạn: cứ học tiếng Nga một cách bình thường, đừng quá để ý đến những tiểu tiết rắc rối kiểu như “chữ “ơi” dùng trong trường hợp nào?”.
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
À ý tác giả là cái đuôi của nó là phụ âm cứng hay mềm ấy mà ! Nếu phụ âm cứng thì chia khác với phụ âm mềm .Nhưng như thế người mới học làm sao mà biết được cái nào là cứng cái nào là mềm mà chia .Cứ chịu khó tra từ điển rồi xem cách chia của người ta là ok hết !

Khái niệm thân từ của từ : Là phần không thay đổi của từ thể hiện ý nghĩa từ vựng của từ .
Có các loại thân từ như sau :
+ Thân từ là phần không biến đổi của từ trừ đi đuôi từ (окончания )сосн, пустын, восьм-ой, наш, занимательн-ый, чита-л .
+
Thân từ trùng với từ : инженер ,секретарь ,дом ,высоко ,читая ...
Ngoài ra người ta còn có thể chia ra làm hai loại thân từ đó là :thân từ nguyên và thân từ phái sinh
+Thân từ nguyên tức là thân từ chỉ có một hình vị hay nói cách khác là chỉ có gốc từ mà thôi .город, стол, жёлт-ый
+
Thân từ phái sinh là thân từ mà bao gồm từ hai hình vị trở lên .
Quay trở lại với thân từ cứng và thân từ mềm mà bạn levietbao đã hỏi thì ở đây chỉ áp dụng cho danh từ và tính từ mà thôi .Sau khi xác định được thân từ thì xem cái phụ âm ở cuối thân từ đó nó là phụ âm cứng hay mềm để mình chia theo quy tắc mà tác giả cuốn sách đã đưa ra .
Ví dụ : капитан thân từ của từ này có phụ âm н là phụ âm cứng nên cứ theo quy tắc mà chịa .Con từ корень thân từ của từ này có phụ âm нь là phụ âm mềm nên cứ chia theo kiểu thân từ mềm mà tác giả nói .
Trên đây là đối với danh từ còn đối với tính từ cũng thế !
Ví dụ: Красивый từ này có thân từ cứng vì в là phụ âm cứng thì cứ chia theo kiểu thân từ cứng mà tác giả nói.Còn từ này có thân từ mềm синий thì cũng chia theo kiểu thân từ mềm .
Những khái niệm này rất phức tạp người mới học thì không nên để ý làm gì ?Cứ chia theo người ta rồi sử dụng nhiều nó thành quen ấy mà !

Mình hoàn toàn chẳng có tí tẹo teo khái niệm về thân từ cứng và thân từ mềm. Nhân câu hỏi của bạn và cũng tình cờ có quyển “Ngữ pháp tiếng Nga” của tác giả Vũ Đình Vị, mình bèn giở ra xem thì thấy có đúng 1 trang (trang 14) nói về thân từ cứng và thân từ mềm. Tóm lại:

Ví dụ về những từ có thân từ cứng: инженер, простой.
Ví dụ về những từ có thân từ mềm: секретарь, синий.

Sau đó là cho 2 từ trên ở cả 6 cách để so sánh: инжерера – инженеру – инженером, секретаря – секретарю – секретарём, простого – простому – простым, синего – синему – синим v.v…

Theo mình thì bạn quên béng khái niệm thân từ đi cho đỡ đau đầu và chỉ cần nhớ các từ sau đây biến đổi theo 6 cách như thế nào rồi suy ra cho những từ khác:

- простой инженер;
- простой секретарь;
- простая девушка;
- синий карандаш;
- синее одеяло;
- синяя книга;
- синяя тетрадь.

Câu hỏi của bạn làm cho mình nhớ đến câu chuyện sinh viên Tây học tiếng Việt hỏi thầy: “Từ “ơi” trong tiếng Việt dùng trong trường hợp nào?”. Thầy đáp: “Để gọi người nào đó ở xa”. Hôm sau sv Tây thắc mắc: “Hôm qua em thấy có người gọi: “Hoà ơi, đi uống bia đi!” mà 2 người ấy cách nhau có 2 mét thôi chứ có xa đâu!”. Thầy đáp: “Và để gọi người ở gần khi người được gọi quay lưng về phía người gọi”. Hôm sau nữa sv Tây lại thắc mắc: “Hôm qua em đi ngang qua một đôi ngồi cạnh nhau. Họ ôm nhau, nhìn vào mắt nhau, người con trai nói: “Lan ơi, em có biết anh yêu em nhiều như thế nào không?”. Tại sao rất gần nhau, nhìn nhau mà vẫn dùng từ “ơi” hả thầy?”. Thầy…chịu, không biết trả lời thế nào!

Lời khuyên của mình dành cho bạn: cứ học tiếng Nga một cách bình thường, đừng quá để ý đến những tiểu tiết rắc rối kiểu như “chữ “ơi” dùng trong trường hợp nào?”.
Việt Nam mình có cái từ "ơi "kể ra cũng hay nhỉ ? Masha ơi dạo này em thế nào rồi có còn nhớ anh là ai không ? Có khi sinh viên Tây đó mà đọc được cái này cũng sẽ hỏi thầy là :" Sao người ta không nhìn thấy nhau không ở gần nhau mà cũng gọi nhau là ơi như thế !?"

Bạn @levietbao học tiếng Nga ở đâu và học được bao nhiêu lâu rồi ? Lí thuyết tiếng Nga thì nhiều vô kể và toàn là những thuật ngữ khó hiểu đối với những người mới học .Chẳng hạn như thân từ ,hình vị ,gôc từ ,vĩ tố ,phụ âm cứng ,phụ âm mềm ... Các kiến thức này thường được chêm vào khi học ngữ pháp tiếng Nga cho nên người mới bắt đầu học chưa thể hiểu hết được .
Không biết mình trình bày như trên có giúp bạn levietbao hiểu được thêm phần nào không nữa ? Có gì thắc mắc thì bạn cứ hỏi nhé !
 

levietbao

Thành viên thường
Cảm ơn tất cả mọi người đã trả lời câu hỏi của mình.
Mình tự học tiếng Nga được khoảng 3 tháng rồi, tuy vậy nhưng thời gian học tính ra cũng chỉ khoảng 30 phút một ngày. Ngoài ra do tài liệu học tiếng Nga trên mạng và trong các hiệu sách gần như không có ( tính đến thời điểm hiện nay), đi đến hiệu sách nào hỏi về tiếng Nga thì họ cũng lắc đầu.
Mình chỉ may mắn tìm được cuốn sách tiếng Nga cho sinh viên lớp dự bị (viết 100% bằng tiếng Nga) do nhà xuất bản tiếng Nga xuất bản năm 1986( thời đó tiếng Nga tại Việt Nam có lẽ còn phổ biến) và một cuốn sách dạy tiếng Nga cho các sinh viên (không chuyên) năm 1 của nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp 1986.
a) Cuốn sách do nhà xuất bản tiếng Nga trừ khoảng 15/80 bài đầu ra là dễ học còn lại thì mình thấy khó quá vì cũng chẳng biết ai để hỏi, chẳng biết ai biết tiếng Nga mà làm quen.
b) Cuốn sách dạy tiếng Nga của nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp thì được cái là có phần chú thích, chỉ dẫn bằng tiếng Việt nên cũng cảm thấy đỡ hơn. Tuy vậy cũng chỉ học đến 8/20 bài học đầu rồi cũng sau đó cũng " dậm chân tại chỗ" . Cuốn sách này thì nhìn chung là tóm lược lại toàn bộ các bài trong cuốn của nhà xuất bản tiếng Nga ( Vì cuốn sách do các tác giả Việt Nam và Liên Xô cùng viết).

Tài liệu mình theo hoc chủ yếu là các bài học trên http://vietnamese.ruvr.ru/russian_lessons/ .
Học được chỉ 10/80 bài học mà tải về máy và cũng chỉ nghe đi nghe lại 10/80 bài đó, các bài sau đó không hiểu được . Các bài học trên http://vietnamese.ruvr.ru/russian_lessons/ cũng chủ yếu tập trung vào ngữ pháp, nhưng ngữ pháp thì phải nói là Quá Khó, một từ thì có khi biến thành năm bảy từ khác nhau.
Mình hay tìm các video với từ khóa là Learn Russian hay vào một số diễn đàn về toán học (mình học về toán) http://dxdy.ru/olimpiadnye-zadachi-m-f26.html nhưng kiến thức thu được cũng không tăng tiến nhiều, tóm lại cũng chỉ ở hạng bắt đầu !
 
Top