Ngữ Liệu Công Nghệ Căn Bản

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Mình muốn chia sẻ một chút với bạn về kinh nghiệm học tiếng Nga của mình. Việc đánh trọng âm trong tiếng Nga cũng như việc đặt dấu trong tiếng Việt của mình. Hồi bé, mình không biết đặt dấu sắc, dấu huyền,... đại loại là dấu ở vị trí nào; đến bây giờ mình vẫn không hiểu vì sao mình lại có thể đặt đúng vị trí các dấu, nó hình thành từ khi mình nghiệm ra chân lý "hình như dấu nó đặt ở chữ cái nguyên âm nằm vị trí chính giữa từ", và hình thành như 1 thói quen khi mình hay đọc sách giáo khoa. Và mình liên tưởng nó trong việc đánh trọng âm. Trọng âm trong tiếng Nga có thể đặt ở đầu, ở giữa, ở cuối từ. Thường các văn bản mà người Nga hay dùng họ không đánh trọng âm, việc đánh trọng âm chỉ để dành cho sinh viên nước ngoài. Nên cách mà mình tiếp cận với trọng âm là thông qua từ điển và cách đọc.
Ngoài việc nhớ máy móc từng từ, mình gợi ý cho bạn 1 vài cách khiến cho việc đánh trọng âm trở nên bản năng hơn nha:
- các danh từ cấu tạo từ động từ, trọng âm thường đặt ở а hoặc е. VD: читание плавание чтение. (cái này mình chắc chắn 100%)
- Tiếp đầu tố "вы" trong động từ hoàn thành thể thường mang trọng âm. VD вывезти вывернуть выбрать выйти (cái này mình không chắc lắm đâu)
- động từ có đuôi "ировать" trọng âm thường rơi ở "и" (cái này mình test bằng từ điển)
Còn về việc xác định trọng âm bằng ngữ điệu IK nữa. Nghe những từ ở đầu câu, cuối câu, họ thường hay nhấn mạnh. Dần dần rồi sẽ quen đó.
Hãy để việc học ngoại ngữ như việc hình thành các thói quen của bạn. Đến khi nào nó trở nên bản năng, thì bạn đã hoàn toàn thành công với thứ ngôn ngữ đó. Mình xin lỗi vì viết hơi dài và lan man:(

@socola1594

Riêng từ плáвание thì bạn nhầm đấy. Trọng âm rơi vào chữ a đứng trước.

Người Nga đôi khi cũng nói sai trọng âm. Ví dụ khi mình học môn “Thuỷ lực” thì ông thầy già dạy bọn mình luôn nói миллиметр thành миллиметр.

Có một từ mà nhiều người Nga (trong đó có cả các nhà văn, các nhà khoa học) nói sai trọng âm. Đó là từ обеспечение (обеспечивать). Сó khả năng là chính bạn cũng nhầm trọng âm từ này. Bạn kiểm tra lại xem có đúng thế không nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Обеспечение )

Vẫn chưa đúng đâu, bạn @Tolyale ạ. Обеспéчение, обеспéчивать, обеспéчить (кого чем?) mới đúng.

Nhiều người (kể cả người Nga) hay đọc sai là обеспечéниe.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Trong tiếng Nga có một vài từ được phát âm theo 2 cách và cả 2 cách đều được công nhận là đúng. Ví dụ:

1. договóр (s.nh: договóры, C2 s.nh: договóров) và
дóговор (s.nh: договоpá, C2 s.nh: договорóв);

2. манёвренность và манéвренность;

3. творóг và твóрог.

Trong 2 ví dụ đầu tiên thì phương án đầu là chuẩn, phương án sau được coi là đúng, nhưng không chuẩn. Các nhà ngôn ngữ học và những người dưới 50 tuổi thường dùng phương án đầu, các cụ lớn tuổi hay dùng phương án sau.
Cách phát âm từ твóрóг không phụ thuộc vào lứa tuổi (thế hệ) mà phụ thuộc vào vùng miền.
 

socola1594

Thành viên thường
Nhân việc @masha90 nói về vùng miền, có thể cho mình hỏi tiếng Nga ở các vùng phát âm khác nhau như thế nào không ạ? Có mấy loại tiếng Nga được phân theo vùng ạ? Có phải phân theo vùng viễn Đông, ukraine hay Moscow không nhỉ
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Nhân việc @masha90 nói về vùng miền, có thể cho mình hỏi tiếng Nga ở các vùng phát âm khác nhau như thế nào không ạ? Có mấy loại tiếng Nga được phân theo vùng ạ? Có phải phân theo vùng viễn Đông, ukraine hay Moscow không nhỉ
Mình không đủ kiến thức để trả lời câu hỏi này của bạn, mình chỉ thấy thế này:

- dân Nga sống ở Ucraina và ở một vài tỉnh giáp với đông-nam Ucraina (Krasnođar, Rostov, Kursk, Belgorod) phát âm chữ “г” thành “h” chứ không phải là “g” như dân Nga các vùng còn lại.

- dân Nga sống dọc theo hai bờ sông Volga đọc tất cả các chữ “o” trong từ là “ô” (tiếng Nga gọi là óкать), ví dụ “mô-lô-kô”, “khô-rô-sô” chứ không nói “mơ-la-kô”, “khơ-ra-sô” như bình thường.

- dân nông thôn dùng một vài từ có vẻ “nhà quê”. Ví dụ có lần mình về nông thôn chơi, một bà Nga hỏi: “Ты что, озябла?” (bà ấy nhấn trọng âm vào chữ я nhưng vẫn phát âm o là “ô”), mình chả hiểu gì cả, sau con bạn giải thích cho mới hiểu: chữ озябла là từ động từ зябнуть-озябнуть (rét cóng), trong khi đó thì mình chỉ biết động từ замерзать(мёрзнуть)-замёрзнуть mà dân thành phố thuờng dùng.
 

socola1594

Thành viên thường
Mình không đủ kiến thức để trả lời câu hỏi này của bạn, mình chỉ thấy thế này:

- dân Nga sống ở Ucraina và ở một vài tỉnh giáp với đông-nam Ucraina (Krasnođar, Rostov, Kursk, Belgorod) phát âm chữ “г” thành “h” chứ không phải là “g” như dân Nga các vùng còn lại.

- dân Nga sống dọc theo hai bờ sông Volga đọc tất cả các chữ “o” trong từ là “ô” (tiếng Nga gọi là óкать), ví dụ “mô-lô-kô”, “khô-rô-sô” chứ không nói “mơ-la-kô”, “khơ-ra-sô” như bình thường.

- dân nông thôn dùng một vài từ có vẻ “nhà quê”. Ví dụ có lần mình về nông thôn chơi, một bà Nga hỏi: “Ты что, озябла?” (bà ấy nhấn trọng âm vào chữ я nhưng vẫn phát âm o là “ô”), mình chả hiểu gì cả, sau con bạn giải thích cho mới hiểu: chữ озябла là từ động từ зябнуть-озябнуть (rét cóng), trong khi đó thì mình chỉ biết động từ замерзать(мёрзнуть)-замёрзнуть mà dân thành phố thuờng dùng.
Hay thật. Mình thấy các bạn Ukraina hay viết chữ i, nhưng mà có 2 cái dấu đặt nằm ngang trên đầu chữ i (không biết gõ kiểu gì luôn), hình như là bằng với chữ й thì phải.
Phát âm khác nhau là thế, nhưng không biết giọng có khác nhau không nhỉ. Như kiểu giọng Nam với giọng Bắc của mình ấy.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Dạo này tớ bận quá nên ít vào đây, vào thì thấy ngay bài có vẻ đúng chuyên môn của mình. Nhưng…không phải. Tuy vậy tớ sẽ cố gắng dịch những chỗ tớ biết:


Các thông số kỹ thuật chính


Điện áp tiêu thụ của mô-đun prôsexơ trung tâm……………………9-18 V

Điện áp đầu vào cao nhất cho phép…………………………………18 V

Biên độ lớn nhất cho phép của xung nhiễu (đến 10 msec). ……….. 200 V

Điện áp công tác của bộ pin dự phòng………………………………3,5-4,2 V

Dung lượng bộ pin dự phòng………………………………………..1500 mAh

Dải tần số công tác của mô-đun GSM được cài đặt……………900; 1800 MHz

Dải tần số công tác của mô-đun GPS được cài đặt……………1575; 1602 MHz

Độ nhạy danh nghĩa của bộ thu GPS…………………………………172 dBm

Số kênh tự do của bộ thu GPS…………………………………………99 Ch

Độ ẩm không khí lớn nhất cho phép………………………….98% (ở 20o C)

Khoảng nhiệt độ công tác được đảm bảo (hoạt động tốt)…….từ -40 đến +85o C

Điện áp lớn nhất cho phép của mức logic thấp đầu vào:

- Bugi đánh lửa………………………………………………….6 V

- Validator (?)………………………………………………..tự cài đặt

- Bệ đỡ (chân?), Kofr 1, Kofr 2…………………………………3 V

Điện áp lớn nhất cho phép của mức logic cao đầu vào:

- Bugi đánh lửa…………………………………………………. 9 V

- Validator (?)………………………………………………..tự cài đặt

- Bệ đỡ (chân?), Kofr 1, Kofr 2…………………………………6 V

Điện trở nhỏ nhất của đầu vào:

- Bugi đánh lửa, Validator (?)…………………………………. 100 kOm

- Bệ đỡ (chân?), Kofr 1, Kofr 2……………………………….. 56 kOm

Cường độ dòng điện lớn nhất cho phép ở đầu ra:

- Còi, đèn xi-nhan trái, đèn xi-nhan phải………………………….3 A

- Bộ chặn động cơ 1, Bộ chặn động cơ 2………………………….300 mA

Cường độ dòng điện tiêu thụ ở chế độ thường trực…………không quá 10 mA

Kích thước tổng thể của vỏ hộp………………………………90 x 62 x 20 mm


Tớ không rõ đây là cái gì, hình như là bộ cảnh báo trên ô-tô thì phải.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Em thử dịch.
Thông số kỹ thuật cơ bản

Điện áp nguồn mô-đun xử lý trung tâm
Mức điện áp vào tối đa
Biên độ xung nhiễu tối đa
Điện áp hoạt động pin nguồn dự phòng
Dung tích pin nguồn dự phòng
Dải tần hoạt động mô-đun GSM lắp trong
Dải tần hoạt động mô-đun GPS lắp trong
Định mức nhạy của bộ thu GPS
Số kênh độc lập của bộ thu GPS
Độ ẩm không khí tương đối tối đa cho phép
Khoảng nhiệt độ làm việc
Điện áp tối đa cho phép
Mồi lửa
Bộ xác nhận ... đc lập trình
Bộ đỡ chân
Điện trở vào tối thiểu
Dòng tải ra tối đa cho phép
Còi, Bộ chuyển
Bộ cố định động cơ 1
Dòng trong chế độ nghỉ không lớn hơn
Kích cỡ biên bộ bảo vệ thân máy


P/s: Em nghĩa lần sau chị dịch thử trước rồi đăng lên mọi người cùng sửa, e nghĩ sẽ dễ hơn. Vì:

1. Đây là việc của chị.
2. Ai cũng bận cả.
3. Chị biết rõ đang dịch về máy gì
4. Nhiều từ cơ bản, k mất thời gian người khác
 

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Sáng ngày mình có vào xem nhưng không phải dân kỹ thuật nên chưa dám dịch.

Đọc bài dịch của hai bạn mình cũng thấy mình được mở rộng tầm mắt ra chút ít, chỗ duy nhất mình thắc mắc trong bài dịch của cả hai bạn là tại sao từ "характеристика" đều được dịch là "thông số"?

Mình biết trong một số trường hợp có thể cho "характеристика" - "đặc tính" mang nghĩa "thông số" bởi có nhiều yếu tố trong hệ đặc tính trùng với hệ thông số, nhưng khi nói đến đặc tính (theo những gì mình biết khi học về vũ khí) là muốn đề cập tới những thông số chung, tổng quát, quyết định ưu, nhược điểm của một cái gì đó. Còn "thông số" sẽ là một bản với những số liệu chi tiết hơn rất nhiều.
 
Top