LHS Vùng Viễn Đông

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trường đại học hàng hải quốc gia Liên Bang Nga mang tên đô đốc hải quân G.I. Nevelskoy (viết tắt: MGU) là một trong những trường đại học lâu đời nhất vùng Viễn Đông.

Được thành lập vào năm 1890, những lớp học biển tên gọi Alexander đã bắt đầu triển khai giảng dạy các chương trình về lĩnh vực hàng hải, tạo ra nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển lớn mạnh của trường ĐH hàng hải tại thành phố Vladivostok.

Đại học hàng hải quốc gia Nevelskoy đào tạo chuyên gia cho tất cả các lĩnh vực cần thiết của hệ thống giao thông đường thủy, trên các mặt về khoa học, kỹ thuật và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế. Trường Đại học MGU không chỉ là trường đại học hàng hải nổi tiếng của riêng Liên Bang Nga mà còn là một trong những trường đại học hàng hải hàng đầu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là trung tâm khoa học và giáo dục có uy tín trong lĩnh vực biển trên thế giới.

Nhiệm vụ chính của trường là cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho công tác khai thác các tiềm năng kinh tế biển trong mọi lĩnh vực, dựa trên các nguyên tắc đào tạo tiên tiến,không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy,trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của quốc gia và quốc tế.

Chương trình giảng dạy của trường đại học hàng hải bao gồm các hệ sau : Cử nhân - 4 năm , chuyên gia - 5 năm , Thạc sĩ - 6 năm. Trường có một chương trình đào tạo khá hoàn chỉnh và khép kín với hệ thống giảng dạy lĩnh vực hàng hải ngay từ bậc trung học đến sau đại học. Kế hoạch học tập từ bậc trước đại học cho phép các học viên trong quá trình rèn luyện có thể lựa chọn hệ học phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình .Ở tất cả các cấp học tại trường,chương trình giảng dạy luôn được chú trọng cải thiện nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo,góp phần thực hiện chủ trương phát triển hệ thống giao thông đường thủy trên toàn nước Nga cũng như đổi mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng hải của vùng Viễn Đông .

Cơ sở đào tạo của trường khá hoàn chỉnh gồm các trường trung học và các lớp hướng nghiệp, hai trường cao đẳng và ba chi nhánh đào tạo nghề trung cấp, bảy học viện dành cho việc giảng dạy các chương trình đại học và sau đại học:

- - Học viện hàng hải ;

- - Viện công nghệ thông tin hàng hải ;

- - Viện Kinh tế và Quản lý Giao thông vận tải ;

- - Học viện nhân văn hàng hải ;

- - Viện Giáo dục quốc tế ;

- - Trường kinh doanh quốc tế ;

- - Viện đào tạo chuyên gia sau đại học.

Trường đại học hang hải MGU còn có các chi nhánh đào tạo tại vùng Sakhalin, vùng Amur, thành phố Nakhodka và văn phòng đại diện tại Moscow, Khabarovsk .

Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại trường có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hàng hải,trong đó có 85 giáo sư, 300 phó giáo sư và nhiều giảng viên với các danh hiệu danh dự khác.

MGU là một trong số ít các trường đại học ở Nga còn giữ được nề nếp rèn luyện theo kiểu quân sự cho các học viên, trường còn là nơi đào tạo sĩ quan phục vụ cho các ngành trong lực lượng hải quân Liên Bang Nga,trong đó các lớp học quân sự được giảng dạy bởi các giáo viên đã từng phục vụ qua trong các đơn vị Hải quân và các đơn vị lực lượng vũ trang của Liên Bang Nga trước đây.

Các học viên hàng hải được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về điều kiện sống và sinh hoạt bởi nguồn ngân sách của nhà nước như sống trong kí túc xá, ăn uống tại căn tin của trường, được cấp đồng phục, mũ, giày...Cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo chuyên gia hàng hải của trường ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện.Trường đại học hàng hải sở hữu chiếc thuyền buồm mang tên ”Hi vọng” phục vụ cho việc thực tập của các học viên và tàu vận tải hang hóa mang tên “Giáo sư Khljustin”. Đối với những học viên khóa cuối trước khi tốt nghiệp,các đợt thực tập sẽ được diễn ra trên các con tàu hiện đại của các công ty vận tải biển tại vùng Viễn Đông, Liên Bang Nga. Năm 2003-2004 sinh viên, sĩ quan hàng hải và các học viên khoa máy của trường ĐH Nevelskoy đã trải qua chuyến thực tập dài trong hành trình vòng quanh thế giới trên con tàu “Hi vọng”. Chuyến đi đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm quí giá cho các học viên về việc vận hành và điều khiển tàu trong những điều kiện thuộc các vùng biển khác nhau trên thế giới, là cơ hội bổ ích cho các học viên trau dồi những kiến thức mà mình đã được học trong nhà trường cũng như thu được những trải nghiệm vô cùng thú vị khi được đặt chân đến những vùng đất mới ở bên kia trái đất.

Về lĩnh vực đào tạo hàng hải,trường MGU có khu phức hợp với các trang thiết bị mô phỏng hiện đại giúp cho các học viên có thể thực tập lái và điều động tàu trong những điều kiện khác nhau, phòng thực tập cho hệ thống thông tin liên lạc trên biển, phòng máy tàu thủy...Các bài tập về an toàn hàng hải,sử dụng các thiết bị cứu hộ trên biển,xử lý các tình huống khẩn cấp cũng như rèn luyện kĩ năng bơi lội được các giảng viên hướng dẫn tại hồ bơi dài 25 m trong khu thể thao của trường ĐH hàng hải.Trong hơn một thế kỉ tồn tại và phát triển, trường ĐH hàng hải quốc gia Liên Bang Nga Nevelskoy đã cho ra đời biết bao thế hệ thuyền trưởng, sỹ quan hải quân, kĩ sư, thủy thủ...rất nhiều trong số đó đã và đang đảm nhiệm nhiều chức vụ trong hệ thống nhà nước Liên Bang như Bộ trưởng bộ giao thông vận tải Liên Bang các năm 1996-1998,1998-2004,Cục trưởng cục giao thông vận tải đường biển và đường sông, Đô đốc hải quân Nga, Thống đốc thành phố Vladivostok và nhiều chức vụ quan trọng khác.

Trường ĐH hàng hải quốc gia Nevelskoy là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực hàng hải với truyền thống lâu đời và vững chắc, là nơi chắp cánh cho những ai có ước mơ trở thành thuyền trưởng, sỹ quan và là niềm tự hào không chỉ riêng của người dân thành phố Vladivostok mà còn của vùng Viễn Đông nói riêng và đất nước Nga nói chung.







































Nguồn MGUVla.net
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Nhân dịp kỉ niệm 41 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2016), vào lúc 15h00 ngày 29/04/2016 , tại hội trường tòa nhà số 1 thuộc Trường đại học Hàng hải quốc gia Liên Bang Nga Nhevelskoi (MSUN), đã diễn ra buổi meeting hòa nhạc nhằm tri ân những cựu chiến binh, tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh đồng thời ôn lại và thắt chặt tình đoàn kết anh em giữa 2 dân tộc Nga - Việt trong cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam hơn 40 năm trước.


Tiết mục mở đầu “Tuổi trẻ sôi nổi” do các học viên Việt Nam trình bày.

Buổi meeting được tổ chức bởi Tổng Lãnh Sự quán nước CHXHCN Việt Nam tại vùng Viễn Đông. Tham dự buổi gặp mặt có các cựu chiến binh lính Hồng quân, những người đã từng kể vai sát cánh, hi sinh thân mình cùng với dân tộc Việt Nam trên chiến trường lịch sử. Dân tộc Việt Nam sẽ luôn mãi biết ơn sự giúp đỡ của những người lính Liên Xô anh hùng. Vinh quang chiến thắng của Việt Nam có một phần máu xương của những liệt sĩ, những cựu chiến binh Liên Xô. Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, những người lính kiên cường năm nào giờ tay đã run, đầu gối đã chùn nhưng trong ánh mắt của họ vẫn còn đó chất thép và tinh thần máu lửa. Tất cả bồi hồi nhìn về một quá khứ đau thương mà oanh liệt. Khóe mắt của mỗi cựu chiến binh lại long lanh khi giai điệu của những bài hát “Tuổi trẻ sôi nổi”,”Ka-chiu-sa” … được cất lên.

Tham dự buổi lễ còn có sự góp mặt của các vị khách quý : Đại diện Hội người Việt Nam tại vùng Viễn Đông, Ban giám hiệu Trường Đại học Hàng hải quốc gia Liên Bang Nga Nhevelskoi, các giáo sư, giáo viên đang giảng dạy trong trường , toàn thể sinh viên,nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học và đông đảo khán giả người Nga. Đây không chỉ là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những kỉ niệm mà còn là cơ hội để các cựu chiến binh gặp lại những người đồng chí, những người anh em năm nào, là cơ hội để các sinh viên giao lưu, học hỏi và kế thừa tinh thần đoàn kết, tình anh em ruột thịt giữa hai dân tộc Nga - Việt.
Buổi lễ diễn ra trong không khí thân mật, hào hùng với những phát biểu bày tỏ cảm tưởng và lòng biết ơn của các đại biểu đến từ Việt Nam và Nga. Chiến thắng 30/4/1945 đã trải qua một chặng đường dài, 41 năm trôi qua nhưng mỗi lần nhắc đến cột mốc lịch sử ấy thì trong tâm trí của mỗi người, những kí ức, những hoài niệm năm nào lại ùa về nguyên vẹn và chân thực như nó chỉ mới là hôm qua.


Ông Huỳnh Minh Chính, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại vùng Viễn Đông – Liên bang Nga phát biểu khai mạc buổi lễ.



Một phút mặc niệm cho những chiến sỹ đã hi sinh vì Tổ quốc.

Buổi lễ còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ, các sinh viên ưu tú của Nga và Việt Nam đang theo học tại trường. Họ đã đem đến sức trẻ, những nét tươi mới và không khí hân hoan cho buổi lễ. Chiến tranh tàn khốc đã qua đi, một trang sử vẻ vang đã khép lại đồng thời mở ra một trang mới,đó là thời kì xây dựng và phát triển đất nước. Bậc tiền bối đi trước đã hi sinh tuổi thanh xuân và xương máu để giành và bảo vệ nền độc lập quý giá. Tuổi trẻ ngày nay cần phải tiếp nối truyền thống ‘’ tre già măng mọc”, ra sức gìn giữ nền độc lập đồng thời chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Những dịp kỉ niệm như thế này là rất cần thiết để cho các bạn trẻ có cơ hội ôn lại lịch sử hào hùng của cha ông, tiếp thêm động lực trên con đường chinh phục tri thức để phục vụ cho Tổ quốc. Điều này càng quý giá hơn khi đây là các sinh viên đang phải học tập xa đất nước.



Buổi lễ kết thúc trong không khí ấm áp, chan hòa, những cái bắt tay, những cái ôm hữu nghị đầm ấm. Ngọn lửa của thời chiến năm nào vẫn luôn rực cháy trong họ – những chiến binh của tuổi xế chiều. Sứ mệnh cuối cùng của họ chính là truyền đạt lại ngọn lửa ấy cho các thế hệ sau, những người sẽ dùng chính sức mạnh này để mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của sự tiến bộ, hòa bình và phát triển.

Phía trước chúng ta đang có cả thời cơ và thách thức đang chờ đợi. Trên vai thế hệ trẻ bây giờ là trách nhiệm xây dựng, phát triển và gìn giữ toàn vẹn đất nước, như lời Hồ Chủ Tịch đã dạy :“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Một số hình ảnh của buổi lễ:






























Sau buổi chính lễ, buổi gặp mặt được tổ chức tại nhà hàng Vịnh Petro,
tạo không gian gặp mặt đầm ấm giữa những người đến dự.





Ông Ogai Sergei, Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải Quốc gia Liên bang Nga phát biểu trước toàn thể quý khách.


Võ Quang Huy
Nguyễn Be Ly
 

SVVN.ru

Quản lý cấp 2
Супер-Модератор
Lần đầu tiên trải qua một kì thi đầy thú vị và ý nghĩa trên đất nước bạn, mình cũng muốn chia sẻ những cảm nhận và những thông tin về kì thi cũng như về hành trình của mình trên đây. Đây là kì thi giành cho toàn bộ sinh viên nước Nga cũng như các nước lân cận. Mình là người đầu tiên trong số những sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Liên Bang Viễn Đông tham gia kì thi này( theo như mình biết ). Bởi vậy nên mình muốn chia sẻ những gì mình biết để cho bạn nào quan tâm có thể đăng kí tham gia trong những năm học sắp tới.

Về cuộc thi: Cuộc thi này với tên gọi là “Olympic Toán quốc tế mở rộng qua internet” ( Tên tiếng Nga là “Открытая международная студенческая Интернет-олимпиада по математике”) . Có hai hình thức đăng kí cuộc thi này : thứ nhất là đăng kí trược tiếp thông qua website : http://www.i-olymp.ru/ , các bạn tự tạo tài khoản và đăng kí, với hình thức này thì các bạn phải đóng phí tham dự. Hinh thức thứ hai là đăng kí thông qua trường, nơi mình đang theo học. Với hình thức này các bạn phải liên hệ với giáo viên quản lý ( thường là giáo viên dạy Toán sẽ gửi danh sách cho trường), cách này đơn giản lại không tốn phí, chỉ cần theo dõi thời gian thông báo đăng kí và xin giáo viên gửi danh sách có tên mình là được ( Như năm vừa rồi là đăng kí vào tháng Một). Kì thi này không chỉ dành riêng cho môn Toán mà còn có thể đăng kí với các môn Lý, Hóa , Tiếng Nga…( tham khảo them trên Website). Trên đây mình chỉ nói về bộ môn Toán.

Về hình thức thi: Cuộc thi này thông thường có ba vòng thi, đồi với vòng một và vòng hai các bạn sẽ thi trực tiếp trên máy tính, khi tham gia mỗi người tham dự sẽ nhận được một tài khoản đăng nhập vào hệ thống máy tình rồi làm bài . Vòng một sẽ có 16 bài tập, và thời gian làm bài là 180 phút. Trong thời gian đó người tham gia có thể giải bài tập bằng bất kì phương pháp nào, dùng tất cả những công thức hoặc định lí mình biết để làm bài và tìm ra kết quả, sau đó điền kết quả đó vào khung trống. Yêu cầu của bài toán là ghi kết quả không cần giải thích về kết quả đó. Vòng hai hoàn toàn tương tự ( và chỉ giành cho nhưng ai qua được vòng 1 ) nhưng số bài tập trong vòng này là 12 , thời gian làm bài cũng là 180 phút nhưng bài tập sẽ khó hơn. Kết quả sau hai vòng sẽ được thông bào trực tiếp trên Website mình đã nêu trên. Những bạn vượt qua vòng hai với thứ hạng cao sẽ nhận được giấy mới tham dự vòng 3.

Vòng thi thứ ba là một vòng thì đầy khó khăn và thú vị. Những bạn nhận được giấy mời, sẽ phải đến thành phố Yoshrar-Ola, một thành phố bé nhỏ xinh đẹp của nước Nga, cách Moscow 14 giờ đi tầu , để tham gia cuộc thi. Về hành trình cũng như kế hoạch ăn ở sẽ được ban tổ chức sắp xếp cụ thể. Đến với vòng này các bạn sẽ có cơ hội tham quan được nước Nga nhiều hơn, tìm hiểu về văn hóa của địa phương, được gặp gỡ và giao lưu với các sinh viên đền từ các trường đại học trên khắp nước Nga cũng như từ các thành phố lân cận. Đặc biết với mình là được giao lưu trao đổi với nhâu về kiến thức Toán học, nói chuyện về đam mê của mình, đồng thời cũng học hỏi được nhiều thứ từ các sinh viên khác. Trở về với cuộc thi, với vòng thi này thì sẽ không như hai vòng trước mà sẽ làm trược tiếp trên giấy, trình bày cụ thể lời giải. Vòng này sẻ có 13 bài tặp với mức độ từ dễ đến khó, và thời gian làm bài là 240 phút. 12 bài tập sẽ được trình bày trên 12 tờ giấy làm bài khác nhau. Và kết quả dự kiến sẽ được biết trong buổi tối ngày hôm đó.

Mình muốn chia sẻ nhiều hơn về vòng này vì mình thực sự thấy ấn tượng về quá trình cũng như hình thức tổ chức nó hơn hẳn tất cả các cuộc thi về Toán mình đã tham gia bên Việt Nam. Sau khi hết thời gian làm bài , các sinh viên sẽ nộp bài của mình rồi sẽ có thời gian ăn uống nghĩ ngơi trong vòng 2-3 tiếng, sau nó sẽ tham gia vào buổi thảo luận cũng như là giải đề, tại đây các chuyên gia (những người ra đề) sẽ hướng dẫn giải các bài tập một cách cụ thể . Cũng trong tối ngày hôm đó là buổi tối gặp mặt của các sinh viên chia sẽ với nhau về việc làm bài của mình, đồng thời trao đổi với giáo viên đi kèm về bài thi của mình( mình không có giáo viên đi kèm nên chỉ nghe L). Lúc nói chuyện về đam mê chung của các sinh viên đường như rào cản về ngôn ngữ đão biến mất, cái còn lại là những câu chuyện sôi động xung quanh Toán học, những bình luận về bài làm của mình, của người khác, những góp ý về sai sót của giáo viên. Những vẻ mặt vui mừng khi bài làm của mình hoàn chỉnh, hoặc là hiện lên những nỗi thất vọng vì mình không làm được bài, hoặc là sự tiếc nuối nào đó về nững sai xót trong bài làm của mình… Một lần nữa lại khiến mọi người gần nhau hơn (J). Kết quả sơ bộ về điểm số cũng được cập nhật lúc 12 giờ đêm ngày hôm đó, bởi vậy ai cũng hồi hộp thức để trông đợi mặc dù mình biết tất cả đều rất mệt mỏi, sau một ngày căng thẳng. Một điều nữa khiến tôi cảm thấy ấn tượng hơn nữa đó là một ngày sau ngày thi, lúc mọi người đã biết được điểm số của mình, thì có thể tham gia trực tiếp buổi phúc khảo. Buổi phúc khảo này được tổ chức công khai, nhưng ai cảm thấy chưa hài long về kết quả có thể trực tiếp gặp mặt giáo viện, người phụ trách việc chấm bài đó để trao đổi đổi và nghe giải thích về kết quả của mình, tại sao lại nhận được điểm số như vậy. Có những người được thay tăng thêm điểm, có những người thì vẫn giữ nguyên, nhưng cái chung thì sau khi phúc khảo dù kết quả thế nào thì tất cả mọi người đều hài lòng với kết quả mình nhận được. Sau thời gian phúc khảo thì kết quả sẽ được cập nhật là hoàn toàn, chính xác và công bằng hơn.

Cuối cùng là buổi lễ trao giải và bế mạc chưng trình, buổi lễ 4 này cũng được tổ chức một cách bài bản không kém. Những sinh viên có kết quả tốt sẽ vinh danh, nhận huy chương vào giấy chứng nhận. Ấn tương của tôi về buổi vinh danh này là sự chu đáo của ban tổ chức, mặc dù hơn 40 sinh viên được vinh danh nhận giải, nhưng ban tổ chức đọc tên từng sinh viên một, vinh danh và trao giải cho từng người một ( Chứ không phải là gọi tên một lúc tất cả những người cùng hạnh lên nhận giải đồng thời). Có những người được giải cao, có những người được giải thấp có những người không có giải gì cả, nhưng điều đó không quan trọng. cái quan trọng là chúng tôi đã có một khoảng thời gian ý nghĩa bên nhau, thời gian của những đam mệ hội tụ lại với nhau… Một khoảng thời gian không thể nào quên được :D.

Sau buổi bế mạc cũng là lúc phải chia tay nhau, ai cũng biết chẳng có gì là mãi mãi, cuộc vui nào cũng có giới hạn của nó. Quan trọng là chúng ta dành hết mình cho nó, đây không phải là lời chia tay buồn mà là chỉ là lời tạm biệt, lời tạm biệt một nơi mình đã qua, tạm biệt một khoảnh khắc đẹp để trở lại cuộc sống bình thường để tìm kiếm và theo đuổi những đam mê những mục tiêu khác trong cuộc sống.

Có ai nói cuộc đời là những chuyến đi, đúng vậy tôi đã cảm nhận được điều đó và thấy nó khá đúng với mình. Còn các bạn, tôi hi vọng tất cả mọi người có thể đi được xa hơn nữa, hãy nắm lấy những cơ hội để được khẳng định chứng tỏ bản thân tại đất nước này, đất nước đang đào tạo chúng ta trở thành những con người tốt hơn, để sau này có thể mang về cống hiến và phát triển đất nước của mình tốt hơn.
Dưới đây là một số hình ảnh về thành phố


(Oyshkar-ola)

Chuyến tham quan quanh thành phố.

Đội Việt Nam
 

SVVN.ru

Quản lý cấp 2
Супер-Модератор
Chiều ngày 15/5/2016, BCH chi đoàn Trường Đại học tổng hợp Liên Bang Viễn Đông đã tổ chức thành công buổi họp định kỳ sau 4 tháng đầu năm 2016.


Buổi họp diễn ra với sự tham gia của 76 Đoàn viên đang sinh hoạt tại Trường, cùng sự góp mặt của anh Nguyễn Hùng-đại diện tổ Đảng và các anh nghiên cứu sinh thạc sĩ tại trường, bà Uliana Sosnova Trưởng phòng quan hệ quốc tế trường, đồng chí Trần Phương Hiền Trang-Đại hiện hội sinh viên quốc tế Aris tại Trường.

Buổi họp chi Đoàn lần này triển khai các nội dung chính sau:
  • Tổng kết hoạt động chung toàn chi Đoàn 4 tháng đầu năm 2016.
  • Thông qua báo cáo tài chính cùng báo cáo hoạt động của các ban chuyên môn: Ban Liên Lạc, Ban Tryền Thông, Ban Thể Thao và Ban Văn Nghệ.
  • Khen thưởng học tập cà hoạt động cho các cá nhân tập thể.
  • Thông báo thay đổi cơ cấu của Ban Chấp hành Chi Đoàn.
  • Thảo luận, đóng góp ý kiến cho bản phương hướng hoạt động bốn tháng tiếp theo.
Trong bốn tháng đầu năm 2016, Chi Đoàn trường đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Đặc biệt, trong tháng 3 vừa qua, Chi Đoàn đã nhận được quyết định thành lập chính thức từ Ban cán sự Đoàn LB. Nga. Đây là một thành công lớn cho cả chi Đoàn và là nguồn động lực cho các hoạt động trong thời gian tới. Và cũng trong thời gian qua, Chi đoàn đã tổ chức được rất nhiều hoạt động bổ ích và hấp dẫn như Tết xa quê, Rung chuông vàng kỉ niệm 75 năm ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giải bóng đá FEFU lần 2… Cùng nhiều thành thích nổi bật trong các hoạt động khác như giải nhất cuộc thi SV Vla 2016, vô địch giải bóng Vla League 2016, tham gia gian hàng tại ngày hội chim sáo 23/4, thuyết trình festival ngôn ngữ dân tộc…

Chi Đoàn cũng thông qua bản báo cáo tài chính cùng hoạt động 4 tháng đầu năm, các ban chuyên môn trong 4 tháng đầu năm. Các Ban đã nêu ra được những kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế và nhiệm vụ trong thời gian sắp tới. Nổi bật là việc đi vào hoạt động website sinhviendvfu.ru, kênh thông tin của sinh viên Việt Nam tại Trường đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông. Ngoài ra, qua các bản báo cáo hoạt động, các ban đã cho thấy được những nỗ lực cố gắng để đưa hoạt động của ban mình nói riêng và hoạt động chung của chi Đoàn trường nói chung. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chưa khắc phục được. Đơn cử như tinh thần tự giác cả các Đoàn viên trong Chi Đoàn chưa cao cùng một số khó khăn trong việc tìm địa điểm tổ chức hoạt động.

Tiếp sau phần báo cáo là công tác khen thưởng cho các cá nhân có thành tích cao trong học tập, có nhiều đóng góp cho các hoạt động của chi Đoàn. Đây là nguồn khích lệ cho các đoàn viên và sinh viên tại Chi đoàn phấn đấu nhiều hơn trong học kỳ và nhiệm kỳ hoạt động sắp tới. Đồng thời, BCH cũng trao thưởng cho ba thành viên Nguyễn Thị Phương Linh, Phạm Thị LệNguyễn Minh Thông đã có nhiều đóng góp trong công tác truyền thông tại website sinhviendvfu.ru.
Đồng chí Trần Ngọc HoàngBí thư Chi Đoàn đã thông báo về việc thay đổi cơ cấu Ban chấp hành trong thời gian tới. Theo đó, BCH đã tiếp nhận và đồng ý với ý kiến của đồng chí Võ Thị Hồng Diệu về việc thôi công tác tại BCH. Và cũng theo điều lệ Đoàn TNCS Hồ CHí Minh, BCH đã chọn đồng chí Lý Đắc Thịnh, hiện đang là sinh viên khóa dự bị tiếng tại trường thay thế cho vị trí khuyết trong BCH.
Kết thúc buổi họp là việc thảo luận và đóng góp ý kiến cho bản dự thảo phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Chi đoàn sẽ tiếp tục phát huy các thành tích đạt được và xây dựng nhiều hơn nữa các hoạt động bổ ích cho toàn thể Đoàn viên trong chi Đoàn. Qua đây, Chi đoàn cũng gửi lời cảm ơn đến ý kiến đóng góp của anh Nguyễn Hùng và đặc biệt là đồng chí Trần Phương Hiền Trang, là thành viên đã giúp đỡ Chi đoàn rất nhiều trong đời sống sinh viên cũng như tất cả các hoạt động mà Chi đoàn tổ chức. Hy vọng trong thời gian tới, Chi đoàn trường đại học tổng hợp Liên Bang viễn đông ngày càng phát triển mạnh hơn nữa về mọi mặt và nhận được nhiều hơn sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị cấp trên.

 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Vào chiều ngày 16/05/2016, tại Học viện Quốc tế thuộc trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nhevelskoy, TP Vladivostok (MSUN) đã diễn ra sự kiện Lớp học nghề bếp Hàn Quốc dành cho sinh viên và học viên của trường. Buổi học được tổ chức dưới sự hướng dẫn của ông bà Sonmy – Sunchju (quốc tịch Hàn Quốc).


Tại sự kiện, các thực tập sinh của lớp học nghề đã được giới thiệu và học cách chế biến 2 món ăn quen thuộc của ẩm thực Hàn Quốc: kimchi và cơm cuộn Kimbab. Các học viên sau khi nghe giảng đã tự mình mang găng tay, tạp dề và cùng nhau “lăn vào bếp”. Đối với những bạn lần đầu tiên đến lớp, những món ăn Hàn Quốc tuy quen thuộc này lại trở thành những thử thách không hề đơn giản. Tuy nhiên với sự hướng dẫn của đầu bếp bản địa cùng những sinh viên Nga đang học tiếng Hàn tại Học viện, các thực tập sinh đã có thể tự mình cuộn cơm và trộn kimchi đạt tiêu chuẩn “khá tốt”. Ngoài học làm bếp, các học viên còn được làm quen với những nét văn hóa của nước bạn Hàn Quốc, cùng những địa điểm tại thành phố Vladivostok có thể tìm thấy những món đồ đặc trưng từ nước này. Các học viên Việt Nam đang theo học tại trường MSUN đã tham gia và tích cực cùng mọi người bắt tay chế biến đồ ăn. Tất cả mọi người tại lớp học đều hài lòng và rất thích thú về ẩm thực Hàn Quốc cũng như những món ăn đã được chế biến tại lớp.


Sự kiện Lớp học làm bếp này được tài trợ và phối hợp tổ chức bởi Trung tâm giáo dục Hàn Quốc tại thành phố Vladivostok.

Ban biên tập tổng hợp
Nguồn: msun.ru/ru/news/id-4578
Hình ảnh liên quan:





















 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Vào chiều ngày 22/05/2016,tại hội trường 200 tầng 2, thuộc khoa Quan hệ quốc tế ИМО của trường Đại học hàng hải Quốc gia Liên bang Nga(MSUN) ,câu lạc bộ tiếng Nga đã tổ chức buổi sinh hoạt tháng 5 với chủ đề “Ngày lễ chiến thắng và ngày lễ Phục sinh”.Đây là một hoạt động ngoại khóa rất có ý nghĩa,nhằm mang đến cho các bạn học viên và nghiên cứu sinh một sân chơi vui vẻ và bổ ích,giúp mọi người có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau đồng thời trau dồi vốn tiếng Nga cũng như những hiểu biết của bản thân về đất nước xinh đẹp này.

Ngay từ những buổi sinh hoạt đầu tiên,CLB tiếng Nga trường ĐH MSUN đã tạo ra sức hút và sự quan tâm rất lớn đến từ các học viên và các nghiên cứu sinh trong toàn trường.Những chủ đề mới mẻ, hấp dẫn cùng với phong cách tổ chức chuyên nghiệp và tính hiệu quả là những yếu tố giúp cho các buổi sinh hoạt của CLB luôn thu hút rất đông các thành viên tham gia.Đúng 14h chiều,mọi người đã sắp xếp công việc và lịch học để có mặt đầy đủ,ổn định vị trí..Tham dự buổi sinh hoạt ngày hôm nay,như thường lệ,ngoài các bạn học viên và nghiên cứu sinh còn có sự góp mặt của cô giáo Elena Ivanovna,hiện là giáo viên thuộc khoa Quan hệ quốc tế của trường.

Ngày lễ chiến thắng và ngày lễ Phục sinh là hai ngày lễ lớn quan trọng trong tháng 5 của nước Nga. Mở đầu buổi sinh hoạt,mọi người,với sự giúp đỡ từ cô Elena đã cùng nhau tìm hiểu,thảo luận và trình bày những hiểu biết của mình bằng tiếng Nga về hai ngày lễ trọng đại này.Đây không chỉ là dịp để các học viên,nghiên cứu sinh được thực hành kĩ năng nói tiếng Nga mà còn là cơ hội để mọi người bổ sung thêm vào vốn hiểu biết của mình những kiến thức thú vị về những ngày lễ truyền thống của nước Nga thân yêu.

Tiếp đến,mọi người cùng nhau tham gia trò chơi có tên gọi “Chọn cặp ảnh thích hợp”.Luật chơi rất đơn giản,có tất cả 25 ô ảnh chứa các dữ liệu ,nhiệm vụ của các đội chơi là tìm trong đó 12 cặp ô liên quan với nhau,đó có thể là hai bức ảnh giống nhau hoặc là hai phần của một câu hoàn chỉnh.Yêu cầu của trò chơi là mỗi đội chơi lần lượt mở lần lượt các ô và suy luận để tìm ra ô cặp phù hợp với ô đã mở ra.Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng trò chơi này thực sự là một thử thách về khả năng ghi nhớ cũng như nghe,đọc,viết tiếng Nga của mỗi thành viên.Hai đội chơi tham gia đã xuất sắc tìm được cả 12 cặp ô và tạm thời ngang tài trong lần đọ găng lần này với kết quả mỗi đội tìm được 6 cặp.

Tiếp nối chương trình là một trò chơi vô cùng hấp dẫn và được mọi người đặc biệt yêu thích.Đó là trò chơi “Trang trí trứng Phục sinh- Готовим пасхальные яйца”.Những quả trứng với hoa văn màu sắc sặc sỡ là biểu tượng không thể thiếu của ngày Lễ phục sinh 1/5.Mọi người đã có những phút giây trải nghiệm tuyệt vời khi được tự tay cầm cọ và trang trí các quả trứng bằng những hình vẽ yêu thích.Sau khi những tác phẩm được hoàn thành thì các “họa sĩ nghiệp dư” đã có phần thuyết trình bằng tiếng Nga về “quả trứng Phục sinh” của mình.Rất nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh và hài hước đã đem lại những tiếng cười sảng khoái cho các thành viên tham gia. Có thể kể đến quả trứng phục sinh có hình cô gái, trên hai má cô là hai lá cờ Việt - Nga của anh nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Nên. Anh ấy muốn nói rằng: Việt Nam- LB Nga là tình anh em lâu đời. Hay như 2 trái trứng phục sinh mang cờ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga của học viên Nguyễn Hải Khánh, nước Nga như là mái nhà thứ hai của mình.





Phần chơi thứ ba mang tên “Tìm ô chữ” cũng là một phần chơi hấp dẫn và gay cấn không kém với những màn ganh đua điểm số quyết liệt đến từ hai đội chơi.Trong phần chơi này,có tất cả 10 hàng ngang chứa các từ,cụm từ liên quan tới chủ đề Ngày lễ chiến thắng 09/05.Đây không chỉ là phần thi thử thách tầm hiểu biết sâu rộng của mỗi đội chơi về Ngày lễ chiến thắng mà còn là một dịp để mọi người cùng kiểm tra trình độ tiếng Nga của bản thân bởi vì tất cả các câu hỏi và câu trả lời đều được diễn đạt bằng tiếng Nga.Kết quả chung cuộc đội 01 đã xuất sắc giành chiến thắng khi lật mở được nhiều hàng ngang hơn và giải được ô chữ bí mật.



Sau cùng phần công bố kết quả các phần chơi và trao quà cho hai đội chơi.Như vậy một buổi sinh hoạt nữa của CLB tiếng Nga trường ĐH hàng hải MSUN đã diễn ra thành công và để lại nhiều dư âm tốt đẹp.Với phương châm “Học mà chơi,chơi mà học” và trên tinh thần “Học thầy không tày học bạn”,BBT và các thành viên đã có những phút giây thực sự thư giãn và sảng khoái sau những giờ học tập và lao động căng thẳng.CLB đang cho thấy từng bước phát triển về cả nội dung và hình thức,hứa hẹn trong tương lai sẽ mở rộng thêm về thành viên tham gia và cả quy mô hoạt động. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong buổi sinh hoạt sắp tới với những điều thú vị đang chờ đón chúng ta.


http://www.mguvla.net/2016/05/hoat-dong-clb-tieng-nga-thang-052016.html
Tác giả
: Nguyễn Be Ly

Sau đây là những hình ảnh thú vị khác của buổi sinh hoạt:








 

SVVN.ru

Quản lý cấp 2
Супер-Модератор
Hướng đến kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vào 19h ngày 26/3/2016 sắp tới, tại tầng 11 nhà A Chi Đoàn trường đại học Tổng hợp Liên Bang Viễn Đông sẽ tổ chức cuộc thi Rung Chuông Vàng dành cho tất cả sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường. Đây là một hoạt động nằm trong kế hoạch năm học của Chi Đoàn nhằm xây dựng phong trào sinh viên ngày càng vững mạnh hơn.

Lấy fomat từ chương trình Rung chuông vàng của đài truyền hình Việt Nam cùng với những điểm đổi mới trong luật chơi, chương trình lần này của Chi Đoàn sẽ có 20 câu hỏi nằm trong 5 lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, Đoàn thanh niên, câu hỏi tiếng Nga và hiểu biết chung. Các bạn sinh viên có 20 giây để suy nghĩ và trả lời sau khi MC đọc xong câu hỏi. Chương trình chỉ chấp nhận những câu trả lời đúng với đáp án của chương trình đưa ra.
Với tinh thần vui chơi và hoạt động tập thể, các câu hỏi trong chương trình sẽ không quá khó, phù hợp với tầm kiến thức của các bạn sinh viên. Các câu hỏi với mức độ khó tăng dần đồng thời với ba mức giải thưởng:
+ Mức 1: Nếu cuộc thi dừng lại trước câu hỏi số 15 thì giải thưởng là 1000 rup, chia đều cho những bạn cuối cùng còn lại trên sân.
+ Mức 2: Khi đạt mốc câu hỏi số 15 trở đi, số tiền thưởng tăng thêm 1500 rup, chia đều cho các bạn còn lại trên sân.
+ Mức 3: Khi trả lời đúng câu hỏi số 20, số tiền thưởng tăng thêm 2000 rup cho những bạn chiến thắng.
Đặc biệt, trong chương trình còn có sự cứu trợ đến từ các anh thạc sĩ và nghiên cứu sinh đang theo học tại trường. Trước câu hỏi số 10, nếu trên sân còn lại dưới 5 thí sinh, các anh thạc sĩ và nghiên cứu sinh sẽ trải qua một thử thách do Ban tổ chức đưa ra. Dựa trên kết quả của thử thách sẽ quyết định số sinh viên sẽ được quay lại sàn thi đấu. Sau câu hỏi số 10, nếu trên sân còn lại 1 bạn sinh viên, bạn sinh viên đó sẽ có một quyền cứu trợ sử dụng trong những câu hỏi tiếp theo. Quyền cứu trợ được thể hiện qua tấm bảng, nếu sinh viên chưa có câu trả lời hoặc chưa chắc chắn đáp án, tấm cứu trợ sẽ được giưo lên. Lúc đó các bạn sinh viên khác sẽ viết câu trả lời vào cánh máy bay giấy hỗ trợ cho bạn sinh viên đó.
Chung cuộc, bạn thí sinh xuất sắc nhất sẽ nhận được giải thưởng tiền mặt ứng với mức câu hỏi kèm giấy chứng nhận của chương trình.
Thể lệ cụ thể của cuộc thi, mời các bạn xem TẠI ĐÂY
Danh sách các bạn sinh viên đã đăng ký, mời các bạn xem TẠI ĐÂY
Hãy nhanh tay liên hệ các lớp trưởng, các thành viên BCH Chi đoàn để tiếp tục đăng ký nhé các bạn!
CẬP NHẬT DANH SÁCH SINH VIÊN ĐÃ ĐĂNG KÝ DỰ THI
Số TTTHÍ SINH
01Phan Thanh Tú
02Hoàng Xuân Tuyến
03Nguyễn Quốc Cường
04Nguyễn Minh Thông
05Lý Đắc Thịnh
06Võ Thị Minh Thu
07Nguyễn Bá Thọ
08Võ Văn Tiên
09Nguyễn Thị Hòa
10Vũ Thị Tùng Dương
11Trần Thị Anh Thư
12Đặng Trần Công
13Nguyễn Thị Phương Linh
14Lê Thị Thu Hiền
15 Đổ Tiến Sĩ
16Lê Phước Thanh Cao
17Trần Quang Cưới
18Võ Thị Thu Uyên
19Trịnh Thị Thảo Quyên
20Phạm Văn Vũ
21Phạm Hữu Tâm
22Trương Kim Ánh Ngọc
23Hoàng Văn Phương
24Lê Anh Xuân
25Nguyễn Thị Ngọc Trâm
26Phạm Văn Trinh
27Nguyễn Văn Tài
28Đặng Nhất
29Nguyễn Chí Mạnh
30Lê Thị Phương Hoa
31Phan Thị Kim Soa
32Nguyễn Bá Chiến
33Vũ Bá Thành
34Trương Hoài Bảo Phi
35Huỳnh Văn Duy Khang
36Hoàng Quang Công
37Bùi Minh Phong
38Lê Anh Tú
39Nguyễn Lương Lộc
40Phạm Hoàng Mỹ Ngọc
41Huỳnh Thế Minh
42Nguyễn Nhật Nam
43Trần Nam Trung
44Nguyễn Quốc Việt
45Trần Công Thành
[TBODY] [/TBODY]
 

SVVN.ru

Quản lý cấp 2
Супер-Модератор
Để thiết thực chào mừng ngày thống nhất 30/4 và ngày Quốc Tế Lao Động 1/5, BCH chi đoàn trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông đã tổ chức giải bóng đá CUP DVFU lần thứ hai vào ngày 30/4/2016 tại sân bóng nhà S, trường DVFU. Giải đấu diễn ra hết sức thành công trong vòng 4h đồng hồ( từ 18h-22h).
Lần đầu tiên ở DVFU, bóng đá có cả sự tham gia thi đấu của các cầu thủ nữ. Bởi vậy, đây là một trong những giải đấu được khán giả chờ đợi nhất. Đằng sau giải đấu quy mô này chứa đựng nhiều điều thú vị bất ngờ. Bóng đá đang trong giai đoạn phát triển rầm rộ, thu hút sự quan tâm của nhiều lứa tuổi. Nắm bắt được lợi thế đó, BCH chi đoàn trường đã cho ra đời ý tưởng tổ chức giải đấu nhằm giúp các đội có cơ hội cọ sát, rèn luyện kĩ năng, giao lưu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và thể hiện tài năng của mình.
Ngay từ đầu, giải đấu đã hứa hẹn sẽ rất gay cấn và hấp dẫn bởi có cả giải nam và nữ. Các đội bóng nam sẽ thi đấu vòng tròn tính điểm chọn ra đội có số điểm cao nhất bước lên ngôi vô địch. Nữ chỉ có 1 trận tranh đấu giành cúp vô địch.
Màn khai mạc diễn ra trong không khí sôi nổi, phấn khởi của các đội bóng. Các trận cầu trở nên sôi động hơn nhờ sự cổ vũ của khán giả yêu mến bóng đá. Những tiếng reo hò , những lời động viên khích lệ chính là nguồn động lực tiếp sức lớn nhất cho tinh thần thi đấu không mệt mỏi của các cầu thủ có thể yên tâm tỏa sáng trên sân.
Các trận đấu bóng đá nam lần lượt diễn ra theo trình tự đã bốc thăm. Khán giả được thưởng thức những pha bóng vô cùng mãn nhãn đẹp mắt. Giải đấu đưa khán giả hết bất ngờ này đến bất ngờ khác khi phải chứng kiến đội FC Trai Đẹp rớt xuống vị trí giải ba trong tiếc nuối. Được biết trước đó vào mùa giải lần đầu tiên, đây chính là đội đã giật CUP, đánh bại tất cả các đội trẻ để bước lên ngôi vô địch. Chung cuộc, đồng giải ba với FC Trai Đẹp là đội FC LMCB. Đội FC Sửu Nhi về nhì với thành tích … điểm. Sở hữu đội hình ấn tượng cùng lối đá chiến thuật, các thành viên phối hợp ăn ý, đội FC NUCLEAR 1.0 ( cưa bom cũ) do Hà Điền Lâm làm đội trưởng xuất sắc giành thắng lợi. Cup vinh dự được trao cho đội chiến thắng.
Trận cầu của nữ sẽ là điều bí ẩn và kích thích trí tò mò cho người xem. Khán giả không rời mắt dù chỉ 1 phút khi trận đấu diễn ra. Dù đã cố gắng hết sức, và rõ ràng lối chơi hay và có phần chuyên nghiệp hơn đội bạn nhưng đội nữ FC 3Đ vẫn phải nhận kết quả không mong muốn, thua 2-3 trong trận penalty, khi mà hòa 1-1 trong trận đấu chính thức, sau đó phải dùng đến hiệp phụ vẫn không phân thắng bại. Với tinh thần thi đấu hết mình, và có phần may mắn hơn , đội FC Xinh Đẹp đã giành CUP vô địch giải bóng đá nữ lần đầu tiên. Kết quả này thật sự quá bất ngờ, do là đội chiến thắng hầu hết là những cầu thủ lần đầu ra sân thi đấu, yếu thế hơn đội bạn rất nhiều.
Trong suốt các trận thi đấu, 4 cầu thủ xuất sắc ghi được tới 2 bàn thắng là Nguyễn Văn Tài, Hà Điền Lâm, Nguyễn Minh Thông, Nguyễn Thành Quân. Vậy là danh hiệu vua phá lưới lần này vẫn chưa tìm được chủ nhân chính thức.
Hy vọng rằng, ở những giải đấu tiếp theo vẫn nhận được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của giới mộ điệu đối với môn thể thao vua này. Bóng đá đã đánh thức được niềm đam mê thể thao tới tất cả mọi sinh viên, mọi lứa tuổi. Vô cùng bổ ích, hấp dẫn, thú vị, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa rèn kỹ năng chơi bóng tốt. Cùng chờ đợi nhiều, và nhiều hơn nữa những bất ngờ ở các trận cầu đỉnh cao mùa giải năm sau.
 

SVVN.ru

Quản lý cấp 2
Супер-Модератор
Ngày 23/04/2016, tại tầng 4 khu nhà A- ĐH Tổng hợp Liên Bang Viễn Đông, ngày lễ truyền thống “Chim sáo” đã diễn ra cùng sự tham gia một cách sôi nổi, hào hứng của các bạn Sinh viên VN đang học tập tại trường.
Sáng 23/4, để hưởng ứng ngày hội “Chim sáo” cán bộ nhân viên, sinh viên trường DVFU, đặc biệt có sự tham gia của Hiệu trưởng mới Vladimir Nikolaevich, đã cùng tham gia dọn vệ sinh và trồng tổng cộng 120 cây giống (gồm phong và thường sơn) trong khuôn viên trường.

Trồng cây trước nhà S.
14h chiều, “Hội chim” chính thức bắt đầu, khi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, các gian hàng lần lượt mở cửa, đây là nơi sinh viên bày bán những sản phẩm thủ công do chính tay mình làm ra như: bánh ngọt, nước uống, cooktail, đồ chơi, đồ trang trí, hay tạo stylist tại chỗ như trang điểm, tết tóc, vẽ tattoo, v.v.. Tại đây, các bạn sinh viên Việt Nam cũng đóng góp một góc văn hóa của mình về mảng ẩm thực, với combo “nem-phồng tôm” và cà phê Việt, những sản phẩm mang hương vị đặc trưng nhất của đất nước hình chữ S. Cùng hàng loạt các sản phẩm handmade độc đáo, đáng yêu như: bút chì khắc, tranh đá, xương rồng đá,…

các sản phẩm handmade tại gian hàng Việt Nam

Những nụ cười tươi, lời chào thân thiện đã giúp gian hàng Việt Nam luôn đông khách.

Quang cảnh lễ hội
Cùng thời gian đó, phần thú vị nhất của lễ hội “Chim sáo” truyền thống cũng chính thức bắt đầu, đó là phần thi “Nhà chim”. Có khoảng 25 đội chơi cùng tham gia trổ tài. Mỗi đội tự nhận nguyên liệu từ BTC và có thời gian 5 ngày để hoàn thành tác phẩm dự thi của mình.
Biệt đội “Rồng xanh” – Việt Nam, tham gia tranh đấu với chiếc lồng mang cảm hứng từ phong cảnh mộc mạc của làng quê Việt, có lũy tre, đầm sen và cô gái thướt tha trong tà áo dài, dạo bước trên chiếc cầu tre vào buổi chiều tà. Điểm nhấn mang tính hữu nghị, đó là 2 lá cờ Việt-Nga được trang trí trên mái của ngôi nhà chim một cách sáng tạo và đẹp mắt.


Birdhouse đội Xamon.
Chiếc lồng tốt nhất sẽ được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu kín. Kết quả được công bố vào lúc 18h cùng ngày, đội Xamon đã xuất sắc giành giải Nhất với ngôi nhà chim tinh xảo của mình.
Kết thúc ngày “chim sáo”, lần đầu tiên tham gia, lần đầu tiên làm lồng chim, tuy không đạt giải Nhất nhưng các bạn thực sự đã chơi hết mình, cố gắng hết mình. Chơi để biết người, biết ta. Chơi để học hỏi kinh nghiệm. Chơi để cho bạn bè quốc tế biết sinh viên Việt Nam nhiệt tình,năng động. Hãy chơi để mang văn hóa Việt ra thế giới!


 

SVVN.ru

Quản lý cấp 2
Супер-Модератор
Edit: Vũ Thị Tùng Dương
Trung tâm ngôn ngữ Nga và văn hóa
tô điểm chân dung quốc tế FEFU
Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa
Nga– Trường Đại học Tổng hợp Liên Bang Viễn Đông đã đào tạo tiếng Nga cho người nước ngoài trong hơn 25 năm qua, trong những năm gần đây đã trải qua những sự thay đổi quan trọng, bao gồm là việc khai trương Khoa dự bị trước đại học, việc chuyển trung tâm từ thành phố lên đảo Russky, và đặc biệt là sự gia tăng đáng kể số lượng sinh viên quốc tế, giúp trung tâm trở thành một trong những bộ phận quan trọng, ngành đào tạo chiến lược của trường. Hãy cũng tìm hiểu làm về sự hình thành, quá trình tồn tại và phát triển của trung tâm tiếng qua bài viết tóm tắt sau.
Trung tâm Ngôn ngữ Nga và văn hóa được thành lập như một trường đào tạo tiếng Nga cho sinh viên nước ngoài vào năm 1989. Theo giám đốc Trung tâm – bà Irina Cherepovskaya (Ирина Череповская) – ban đầu đây là những khóa học tiếng Nga với những sinh viên đầu tiên đến từ Nhật Bản. Ở châu Á, trung tâm đã trở nên nổi tiếng và trở thành chứng nhận chất lượng cho trình độ thông thạo tiếng Nga. Năm 2013, trung tâm đã mở khoa dự bị trước đại học cho sinh viên nước ngoài trước khi nhập học tại FEFU và các trường đại học khác của Nga. Trong 3 năm, số lượng sinh viên đã tăng gấp 6 lần, và hiện nay trung tâm đang đào tạo sinh viên đến từ 18 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Студенты ЦРЯК ДВФУ
Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nga bao gồm ba bộ phận:
Phòng đào tạo dành cho những người có nguyện vọng học tiếng Nga.
Khoa dự bị trước đại học dành cho công dân nước ngoài với 4 định hướng đào tạo – kĩ thuật, kinh tế, nhân văn và y sinh.
Trung tâm đánh giá chứng nhận mức độ thông thạo tiếng Nga, cấp giấy chứng nhận nhà nước, kiểm tra việc công nhận là công dân Nga.
Cũng theo lời của Giám đốc trung tâm, trong những năm qua, Trung tâm Ngôn ngữ Nga và Văn hóa đã trở thành một trong những liên kết chính của FEFU với quốc tế. Ở đây, sinh viên được làm quen với đất nước Nga, trải nghiệm văn hóa Nga, từ đó đưa ra quyết định về việc nghiên cứu sâu hơn. Thêm vào đó, nhờ các công dân nước ngoài, trung tâm còn tạo điều kiện cho việc theo dõi các xu hướng quốc tế mới nhất.
“Chúng tôi vẫn được xem như một cơ sở giáo dục đại học tập trung vào khu vực Đông Nam Á – Bà Irina Cherepovskaya cho biết – nhưng những khảo sát gần đây của chúng tôi cho thấy sự gia tăng về mức độ quan tâm của các nước Mỹ Latinh, Bắc Phi và Trung Đông đối với nước Nga nói chung và Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông nói riêng. Từ đơn xin học vào khoa dự bị cho năm học tiếp theo có thể thấy, sinh viên từ Mỹ Latinh chiếm đến 28%, từ châu Phi chiếm 8%, và từ các nước châu Á hiện chỉ chiếm 63%, thay vì 99% như trước. Có lẽ sự toàn cầu hóa cũng đang diễn ra ngay trong các trường đại học.”
Trong một thời gian dài trung tâm được đặt tại tòa nhà cũ của trường trên đất liền. Sau khi chuyển đến đảo Russky vào năm 2015, trung tâm có một diện mạo mới với đầy đủ trang thiết bị phòng học, tự học, thư viện, một phòng triển lãm và hội trường trang trí.
Tại khoa dự bị, sinh viên có biểu đồ học tập khá bận rộn. Ngoài tiếng Nga, họ còn được giảng dạy những môn học cần thiết cho việc học tập tại trường Đại học trong những năm tiếp theo nhằm giúp sinh viên quốc tế làm quen với chương trình đào tạo. Sinh viên được xếp thành các nhóm từ 10-12 người dựa trên trình độ tiếp thu ngôn ngữ. Tại khoa dự bị, sinh viên học 28-32 giờ một tuần, và phải tự hoàn thành một lượng lớn bài tập về nhà. Họ phải vượt qua một bài kiểm tra ngữ pháp tiếng Nga, nắm được các thuật ngữ chuyên ngành, biết cách viết đề cương bài giảng, để từ đó có thể theo học tại trường đại học, tương tự như sinh viên Nga.
Dưới đây là một vài ý kiến của sinh viên quốc tế đối với việc theo học tại Trung tâm ngôn ngữ Nga và văn hóa:
Quang Qu (Trung Quốc): Tại FEFU tôi là một sinh viên dạng trao đổi. Mục tiêu hiện tại của tôi là nắm vững tiếng Nga hơn nữa, và việc học tập tại trung tâm giúp tôi rất nhiều trong việc thực hiện mục tiêu này.

Аяко Ивата
Ayako Iwata (Nhật Bản): Tôi muốn làm việc tại Nga, vì vậy tôi cần phải biết tiếng Nga. Tôi đã học tiếng Nga ở đây gần một năm, và tôi muốn nói rằng, tất cả giáo viên đều rất giỏi và nhiệt tình.
Amir Ahmed (Ai Cập): Tôi gặp nhiều khó khăn trong khi học tiếng Nga vì tôi lớn tuổi hơn các bạn cùng lớp – tôi 31 tuổi. Sau khóa tiếng Nga này, tôi dự định sẽ tiếp tục với khóa nghiên cứu sinh tại FEFU, bởi vì ở đây tôi có thể nhận được sự giáo dục tốt trong lĩnh vực kiến trúc mà tôi đang công tác..

Амир Ахмед (2)
Cần lưu ý rằng Trung tâm ngôn ngữ Nga và văn hóa – Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông rất chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa, góp phần tạo nên cuộc sống quốc tế đa dạng trong trường đại học. Trung tâm không chỉ một lần tổ chức và giành chiến thắng trong lễ hội của sinh viên nước ngoài tại các trường đại học vùng Viễn Đông.
Giám đốc trung tâm nói rằng: “Chúng tôi là một bộ phận của Viện Phương Đông – Trường khu vực và Quốc tế học, nhưng hoạt động khắp toàn trường và thậm chí là cả nước. Sinh viên của chúng tôi là những người quan tâm đến nền giáo dục của Nga. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy người nước ngoài rất quan tâm đến FEFU, và chúng tôi có nhiều cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục. ”
Nguồn: www.dvfu.ru/newspaper/news/perekrestok/crak-dvfu-2016/
 
Top