Phân Biệt Danh Từ

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
e tưởng giá tua du lịch là có cả phần trăm thuế nữa thì phải dùng vs "цена" chứ ạ?

Tất nhiên, khi xét thật rạch ròi thì hai khái niệm cтоимость và цена khác nhau, nhưng khi mua tua du lịch thì người Nga chỉ quan tâm đến số tiền phải bỏ ra và dùng cả hai từ cтоимость và цена để chỉ số tiền này. Thuế, khấu hao phương tiện, tiền công hướng dẫn viên v.v…là việc của người bán tua, người mua tua không quan tâm đến những chuyện ấy.
 

lelele

Thành viên thường
e tưởng giá tua du lịch là có cả phần trăm thuế nữa thì phải dùng vs "цена" chứ ạ?
Thêm 1 chút cho rõ nghĩa vì trong tài chính - kế toán 2 từ này khác nhau::
Trong các bảng kê liên quan đến giá cả thì Цена được hiểu và dịch là "Đơn giá" (Giá của 1 đơn vị hàng hóa), còn Стоимость được hiểu là Giá (nói chung) hay "Giá tổng cộng" (gồm các khoản cộng lại) nên thường được dịch là "Thành tiền".
Cho nên ở trên dùng Стоимость là đúng rồi.


em mới học nên có bảng danh từ này kính nhờ anh/chị/cô bác kiểm tra hộ em xem có gì sai sót không ạ :)


Như tiếng anh có từ Present có nghĩa là hiện tại, cũng có nghĩa là món quà thì tiếng nga có:
- мир: là thế giới, là hòa bình.
- природа: là thiên nhiên, là bản chất.
-------------------
Như trong tiếng anh, muốn nói bạn nên(phải) làm gì đó thì có you should, you must. Trong tiếng nga thì có надо, нужно. Mình thì nghe có vẻ надо nó nhẹ nhàng hơn chữ should. Các bạn có đồng ý k?
------------------
Mình mới học tiếng nga được 3 tháng, thấy hay hay thì đăng vậy. Có bạn nào biết từ nào hay nữa thì đăng nào)
 
Last edited by a moderator:

tranthienthanh

Thành viên thường
anh chỉ có thể chỉ giúp em một số danh từ chỉ nghề nghiệp dùng cho cả nam và nữ được ko ak! em không hiểu có khi những danh từ chỉ nghề nghiệp cho nữ nhung tính từ đi theo nó là giống đực ak!
ví dụ вытупает мастер молодой спорта белицкая
 

Nguyễn Hương Nụ

Thành viên thân thiết
Наш Друг
anh chỉ có thể chỉ giúp em một số danh từ chỉ nghề nghiệp dùng cho cả nam và nữ được ko ak! em không hiểu có khi những danh từ chỉ nghề nghiệp cho nữ nhung tính từ đi theo nó là giống đực ak!
ví dụ вытупает мастер молодой спорта белицкая
CÂU HỎI NÀY CỦA BẠN RẤT HAY ẤY! grin emoticon Vì hay nên mình nói sẽ nói dài 1 chút, bạn đọc hết nhé!

Trong tiêng Nga khi nói về nghề nghiệp hay địa vị xã hội thì thường có danh từ dùng cho nam và cho nữ riêng: учитель - учительница, спортсмен - спортсменка, продавец - продавца, студент - студентка,...
Tuy nhiên nếu để nói một nghề, một chức vụ, một chuyên môn khoa học, một quân hàm nhất định thì danh từ chỉ ở giống đực: физик, химик, биолог, диресктор, администратор, профессор, полковник (trung tá )... Nếu người làm những chức vụ trên là phụ nữ thì ta vẫn để nguyên danh từ ở giống đực: мастер спорта (kiện tướng thể thao) Петрова, кандидат технических наук (tiến sỹ KH) Степанова...
Trong văn nói thì tính từ đi theo những danh từ này thì ta chia theo giới tính người mà ta nói.
Ví dụ: Giám đốc là phụ nữ: молодая директор Петрова...
Còn trong văn phong chính thức, sách vở thì các tính từ bắt buộc phải chia theo giống đực.
Ví dụ: молодой директор Петровна ...
- 1 số danh từ chỉ nghề nghiệp phổ biến dùng cho cả nam và nữ :
бизнесмен, врач, преподаватель, инженер, экономист, юрист ...
 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
CÂU HỎI NÀY CỦA BẠN RẤT HAY ẤY! grin emoticon Vì hay nên mình nói sẽ nói dài 1 chút, bạn đọc hết nhé!

Trong tiêng Nga khi nói về nghề nghiệp hay địa vị xã hội thì thường có danh từ dùng cho nam và cho nữ riêng: учитель - учительница, спортсмен - спортсменка, продавец - продавца, студент - студентка,...
Tuy nhiên nếu để nói một nghề, một chức vụ, một chuyên môn khoa học, một quân hàm nhất định thì danh từ chỉ ở giống đực: физик, химик, биолог, диресктор, администратор, профессор, полковник (trung tá )... Nếu người làm những chức vụ trên là phụ nữ thì ta vẫn để nguyên danh từ ở giống đực: мастер спорта (kiện tướng thể thao) Петрова, кандидат технических наук (tiến sỹ KH) Степанова...
Trong văn nói thì tính từ đi theo những danh từ này thì ta chia theo giới tính người mà ta nói.
Ví dụ: Giám đốc là phụ nữ: молодая директор Петрова...
Còn trong văn phong chính thức, sách vở thì các tính từ bắt buộc phải chia theo giống đực.
Ví dụ: молодой директор Петровна ...
- 1 số danh từ chỉ nghề nghiệp phổ biến dùng cho cả nam và nữ :
бизнесмен, врач, преподаватель, инженер, экономист, юрист ...

Sửa chút:Полковник - Đại tá
Ngoài ra:
Младший лейтенант - Thiếu úy
Лейтенант - Trung úy
Страший лейтенант - Thượng úy
Капитан - Đại úy

Майор - Thiếu tá
Подполковник - Trung tá
Полковник - Đại tá


Генерал-майор - Thiếu tướng
Генерал - лейтенант - Trung tướng
Генерал-полковник - Thượng tướng
Генерал армии - Đại tướng
Маршал - Nguyên soái
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Xin bổ sung một chút:

Trong hải quân Liên Xô trước đây và Nga ngày nay các cấp bậc từ thiếu tá trở lên có tên gọi khác với các cấp bậc dùng cho lục quân và không quân. Cụ thể như sau:
- Thiếu tá = капитан 3-го ранга;
- Trung tá = капитан 2-го ранга;
- Đại tá = капитан 1-го ранга;
- Chuẩn đô đốc (thiếu tướng) = контр-адмирал;
- Phó đô đốc (trung tướng) = вице-адмирал;
- Đô đốc (thượng tướng) = адмирал;
- Soái đô đốc (đại tướng) = адмирал флота.
Từ năm 1993 Các lực lượng vũ trang Nga có cấp bậc Nguyên soái LB Nga (Маршал Российской Федерации), nhưng cho đến nay duy nhất chỉ có 1 người được phong hàm này vào năm 1997 là Bộ trưởng Quốc phòng Cергеев Игорь Дмитриевич (1938-2006). Đương kim Bộ trưởng Quốc phòng LB Nga Шойгу Сергей Кужугетович mang hàm Đại tướng (генерал армии).

Các cấp bậc thấp hơn:
- Binh nhì = рядовой (hải quân: матрос);
- Binh nhất = ефрейтор (hải quân: старший матрос);
- Hạ sĩ = cержант (hải quân: старшина 1-й статьи);
- Trung sĩ = cтарший сержант (hải quân: главный старшина);
- Thượng sĩ = cтаршина (hải quân: главный корабельный старшина);
- Chuẩn uý = прапорщик (hải quân: мичман).
Trên các cấp bậc này là thiếu uý, trung uý, thượng uý, đại uý v.v…
 

linhkq09

Thành viên thường
Báo cáo cả nhà. Qua 1 tháng lần mò, hiện tại thì e đang quay cuồng trong "bão táp" ngữ pháp của em Nga yêu dấu. Trong cái khu rừng rậm ấy, nhờ những ánh đèn của mọi người soi rọi nên cái sự lần mò của e được tốt hơn.
Mình đang học đến biến cách danh từ thấy sao mà loằng ngoằng quá. Suy nghĩ làm cách nào để dễ nhớ hơn không. Nghĩ mãi thì cũng ra được cái ý này, xin đưa lên đây để cả nhà góp ý và cũng là cho các bạn mới học như mình tham khảo luôn.
Vì mình đăng bằng điện thoại nên không kẻ được bảng, mượn cái bảng biến cách của bạn Vũ Ánh nhé.

Trước tiên, là phải nhớ được cách 1, конечно, và quy ước thế này:
Giống đực gọi là anh.
Giống cái gọi là chị.
Giống trung chia các cách giống như đực chỉ thêm"и" thành "ия; ию; ием"nên ta nhớ giống đực thôi nhé.
Cách 2 giống đực gọi là anh hai, giống cái gọi là chị 2. Cứ như vậy với các cách còn lại.
Đầu tiên theo mình cách 6 là dễ nhớ nhất. Rồi đến 2,3,4,5.
Bắt đầu nhé:
Cách 6: tất cả đều là "е" trừ: "ия, ие" biến thành "ии", "ь" giống cái thành "и".
Cách 2: Anhhai bị pê đê nên chuyển giới "а;я". Chịhai thì giữ eo nên "ăn cực ít, ị nhìu" - "ы/и;ии".
Cách 3: Anhba giống chịtư suốt ngày đòi "ngủ" với "đi ngủ" - "у;ю". Chịba thì giống chịsáu. (Mà chịsáu thì bít rồi).
Cách 4: Chị tư giống anhba, mà còn ngủ nhiều hơn "ию" và dấu"ь" giữ nguyên.
Cách 5: Anh chị nhà này ghê gớm thật. Anh năm thì mê gái lúc nào cũng "ôm em" - "ом; ем". Còn chị năm thì cứ "đòi bay", với "đi bay" - " ой; ей; ией" bay chán rồi lăn ra "ngủ" - "ь+ю"
Thế thôi. Chúc cả nhà học tập tốt, công tác tốt nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mai hoangle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Đây là dạng câu hỏi thăm dò ý kiến, nên câu trả lời sẽ tùy thuộc vào từng người.

Chị sẽ trả lời là: Прекрасно отношусь к театру, потому что мои родители артисты и только в театре своими улыбками и аплодисментами зрители дарят им неисчерпаемое вдохновение.
 
Top