Bài viết 24 - Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp

hungledn

Thành viên thường
Bài tham dự cuộc thi viết "Nước Nga trong tôi" số 24:
Mời các bạn xem tất cả bài dự thi tại đây.
Tên tác giả: Lê Mai
Năm sinh: 1971
Nơi sống: Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Để bầu chọn, xin mời bạn nhấn vào các ngôi sao bên trên ứng với số điểm bạn chọn.


Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp qua hai bộ phim Phong tỏa Cuộc chiến vì Mátxcơva
(Một cách cảm nhận về
con người Nga, tính cách Nga)
Lễ duyệt binh truyền thống kỷ niệm ngày Chiến thắng hàng năm tại Quảng trường Đỏ Mátxcơva bao giờ cũng gây sự chú ý đặc biệt trên toàn thế giới. Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nước Nga đã lùi sâu vào quá khứ nhưng tính chất anh hùng của nó thì ngược lại - luôn hiện hữu, sống động và là nguồn cảm hứng vô tận cho những tác phẩm điện ảnh.

Có rất nhiều tác phẩm điện ảnh xuất sắc của Nga mô tả cuộc chiến ấy. Ở đây, tôi muốn bàn đôi nét về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp qua hai bộ phim Phong tỏaCuộc chiến vì Mátxcơva, đã đượcdiễn đàn tiengnga.net làm phụ đề tiếng Việt. Hai bộ phim kể về việc bảo vệ hai thành phố quan trọng bậc nhất của Liên Xô: Lêningrat và Mátxcơva trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Qua hai bộ phim, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Giucốp do một diễn viên đóng (và diễn viên này còn thể hiện vai Giu cốp trong nhiều phim nữa, tỷ như Giải phóng), còn Xtalin thì do hai diễn viên khác nhau thủ vai. Vì là quân nhân, quân phục của Giucốp trong cả hai bộ phim giống nhau, còn trang phục của Xtalin có vẻ hơi khác chút ít. Xtalin trong Cuộc chiến vì Mátxcơva hơi gầy, ánh mắt nhìn đôi lúc khắc nghiệt, làm người đối diện phải lo ngại. Xtalin trong Phong tỏa có vẻ mập hơn, "hiền" hơn, ít xuất hiện hơn. Dù sao, cả hai phim đều cho thấy Xtalin rất thông minh, phong thái, đầy bản lĩnh. Còn Giucốp thì trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều tỏ ra là vị tướng kiệt xuất – con người của những thời khắc quyết định. Xem ra, Phong tỏaCuộc chiến vì Mátxcơva đã thể hiện hình tượng Xtalin, Giucốp đúng với lịch sử. Tôi nghĩ, hình tượng nghệ thuật của Xtalin trong Cuộc chiến vì Mátxcơva được thể hiện hay hơn, thành công hơn so với Phong tỏa, tuy trong cả hai bộ phim, hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp đều được các nhà làm phim thể hiện rất thành công.

Với ngôn ngữ điện ảnh, hình tượng của Xtalin và Giucốp nổi lên rất ấn tượng. Họ đều là những nhà chỉ huy, có tính cách mạnh mẽ, đầy tài năng – tất nhiên. Những trường đoạn trong phim mô tả Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô không thể thiếu Xtalin và Giucốp. Trong Cuộc chiến vì Mátxcơva, Xtalin và Giucốp lần đầu tiên cùng xuất hiện ở buổi họp đánh giá kết quả cuộc tập trận với tình huống giả định là Đức tấn công Liên Xô qua biên giới phía Tây. Quân "Đỏ" do Đại tướng Páplốp chỉ huy đã thất bại trước quân "Xanh" do Đại tướng Giucốp chỉ huy. Xtalin rất bực mình vì sự thất bại của quân "Đỏ", cho dù đó chỉ là một cuộc diễn tập. Tướng Páplốp lại đổ thêm dầu vào lửa khi định đánh trống lảng câu hỏi của Xtalin về nguyên nhân thất bại của quân "Đỏ" bằng cách cười cười trả lời rằng, tập trận cũng giống như trò chơi xổ số vậy. Số phận cay nghiệt dành cho Páplốp khi ông không thể chỉ huy quân của mình chống lại cuộc tấn công của Đức vào những ngày đầu chiến tranh. Ông và năm tướng sau đó đã phải ra tòa án binh (và bị xử bắn). Họ đã không làm được điều mà họ không thể làm. Tuy vậy, sự kiện bi thảm này không có trong Cuộc chiến vì Mátxcơva ngoài một đoạn đối thoại nảy lửa giữa Giucốp và Páplốp.

Lịch sử được phim tái hiện một cách nghệ thuật. Xtalin là nhà chính trị, là nhà lãnh đạo tối cao, còn Giucốp là nhà quân sự chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, quân sự phải phục tùng chính trị. Nhưng dường như chỉ có Giucốp mới dám tranh luận với Xtalin. Phong tỏaCuộc chiến vì Mátxcơva thể hiện rất rõ điều đó. Cả hai người đều bảo vệ quan điểm của mình. Xtalin, mặc dù nắm nhiều tin tình báo, song cho rằng, Đức chưa thể tấn công Liên Xô, vì chỉ có kẻ điên mới chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận. Ông chỉ thị tuyệt đối tránh sự khiêu khích của Đức. Trong khi đó, Giucốp lại muốn tiến hành những biện pháp mạnh mẽ hơn, chủ động hơn để đối phó với nguy cơ tấn công từ Đức, tỷ như bố trí lại việc phòng thủ biên giới, tăng thêm quân...

Vào thời điểm Đức tấn công Liên Xô, các nhà làm phim Phong tỏaCuộc chiến vì Mátxcơva mô tả rất chi tiết, sống động hình tượng của Xtalin và Giucốp.

Phong tỏa dựng lại cuộc điện đàm của Giucốp cho Xtalin, báo tin Đức đã ném bom các thành phố Liên Xô. Hình ảnh cho thấy Xtalin ngồi trên đi văng, sát bên cạnh máy điện thoại, vẻ ngái ngủ. Xtalin tỏ ra bàng hoàng. Tính toán của ông đã sụp đổ. Ông cầm ống nghe và suy nghĩ. Đầu dây bên kia, Giucốp im lặng chờ đợi. Hồi lâu, Xtalin mới ra lệnh triệu tập các Ủy viên Bộ chính trị họp khẩn cấp. Đó là trên phim, còn sự thật lịch sử có khác chút ít.

Cuộc chiến vì Mátxcơva không mô tả cuộc điện đàm này, nhưng lại thể hiện khá kỹ thời gian trước đó. Tổng tham mưu trưởng Giucốp và Bộ trưởng Quốc phòng Timôsencô đến báo cáo với Xtalin, có một lính Đức chạy sang Liên Xô, báo tin rạng sáng 22.6.1941, Đức sẽ tấn công Liên Xô. Đề nghị tức khắc chuyển các đơn vị gần biên giới vào tư thế sẵn sàng chiến đấu của Timôsencô và Giucốp không được Xtalin chấp nhận, mà thay bằng một chỉ thị khác, rằng phải tránh âm mưu khiêu khích của Đức. Tiếc thay, Xtalin đã phán đoán sai. Lịch sử đôi lúc thật nghiệt ngã.

Phán đoán của Giucốp về tiến trình chiến tranh, ý định của Đức chiếm Mátxcơva trong những ngày tiếp theo lại tỏ ra đúng đắn. Cuộc chiến vì Mátxcơva mô tả rất hay buổi báo cáo của Giucốp với Xtalin về chủ đề nêu trên. Hình như trong phim thiếu một nhân vật cùng nghe báo cáo là Mêkhơlit. Tất nhiên, điện ảnh không nhất thiết lặp lại từng chi tiết. Báo cáo cho thấy, có xung đột trong quan điểm của hai người. Trước hết, đề xuất buộc phải bỏ Kiép của Giucốp làm Xtalin nổi nóng. Làm sao mà anh lại nghĩ có thể bỏ Kiép cho quân thù ? Tiếp đó, đề xuất tấn công mỏm En-nha của Giucốp làm Xtalin không giữ được bình tĩnh. Sao lại có chuyện vớ vấn thế ? Phản ứng tức khắc của Giucốp là, nếu đồng chí cho rằng Tổng tham mưu trưởng chỉ có thể làm chuyện vớ vẩn, hãy cho tôi thôi chức và điều ra mặt trận. Ở đó, tôi nghĩ có ích hơn cho Tổ quốc. Đúng là con người Nga, tính cách Nga. Mặc dù rất nóng nảy, thế mà trong đoạn phim, Xtalin hai lần nhắc Giu-cốp: Đừng có nóng !

Kết quả cuộc phản công tại mỏm En-nha của Giucốp đã làm Xtalin rất hài lòng. Xtalin sau đó buộc phải nói, "lúc đó anh đã đúng" (ý nói phán đoán của Giucốp trong buổi báo cáo trước). Vẫn trong Cuộc chiến vì Mátxcơva, Xtalin và Giucốp tiếp tục trao đổi về kế hoạch sắp tới của quân Đức. Có vẻ hai người tìm được tiếng nói chung. Xtalin lại cử Giucốp đi Lêningrat vì tình hình ở đó hết sức nguy ngập, có thể mất vào tay quân Đức bất cứ lúc nào.

Tại Lêningrat, Phong tỏa lại thể hiện rất xuất sắc hình tượng của Giucốp, như lịch sử ghi lại. Phim cũng chỉ rõ hình tượng Xtalin – một cách gián tiếp. Phong tỏa mô tả khá chính xác bức điện của Xtalin gửi Vôrôsilốp: "Gửi đồng chí Vôrôsilốp: Hãy trao quyền chỉ huy mặt trận cho đồng chí Giucốp. Lập tức quay về Mátxcơva. Xtalin". Theo tài liệu lịch sử, bức điện đó có thêm cụm từ "bằng chiếc máy bay này" (Lập tức quay về Mátxcơva bằng chiếc máy bay này. Xtalin). Với những tiểu cảnh, những mệnh lệnh, phân tích tình hình, những đoạn đối thoại, Phong tỏa cho chúngta hiểu rất rõ tài năng quân sự bẩm sinh, tính cương nghị, sự chỉ huy quả đoán, cương quyết của Giucốp nhằm cứu nguy Lêningrat. Phong tỏa thể hiện rất thành công hình tượng của Giu-cốp, dù chỉ là một trường đoạn tương đối ngắn.

Hai phim Phong tỏaCuộc chiến vì Mátxcơva đều dựng lại cuộc điện đàm của Xtalin hỏi Giucốp liệu ta có giữ được Mátxcơva hay không ? Cuộc chiến vì Mátxcơva mô tả kỹ hơn cuộc đối thoại. Trả lời của Giucốp là bằng bất cứ giá nào ta cũng giữ được Mátxcơva làm yên lòng Xtalin. Và khi trả lời như thế, Giucốp đã chấp nhận gánh lấy trách nhiệm nặng nề đó. Đúng là con người Nga, tính cách Nga, tài năng Nga.

Hình tượng của Xtalin càng nổi bật hơn trong Cuộc chiến vì Mátxcơva khi thể hiện vai trò lãnh đạo tối cao của ông. Xtalin quán xuyến tất cả các công việc. Vấn đề sản xuất xe tăng, máy bay, súng tiểu liên; vấn đề sơ tán dân cư và một số cơ quan Chính phủ khỏi Mátxcơva, sơ tán thi hài Lênin...đều được ông suy nghĩ, ra chỉ thị giải quyết. Rồi chiến lược đánh lui quân Đức bằng ba giai đoạn: cầm cự, tiêu hao sinh lực địch, sau cùng chuyển sang tổng phản công. Đặc biệt, việc tổ chức Lễ kỷ niệm cách mạng tháng Mười và duyệt binh trên quảng trường Đỏ, với vai trò của Xtalin đã cổ vũ niềm tin thắng lợi của nhân dân Liên Xô. Có thể nói, hình tượng nghệ thuật của Xtalin trong Cuộc chiến vì Mátxcơva được thể hiện rất thành công.
Như lịch sử ghi nhận, Xtalin không thích ngồi và chúng ta đã thấy, trong Cuộc chiến vì Mátxcơva, Xtalin rất ít khi ngồi. Ông thường đi đi lại lại trong phòng họp, tay cầm chiếc tẩu thuốc. Ông yêu cầu từng thành viên báo cáo công việc. Ông giao việc rất chi tiết, rõ ràng, ngắn gọn. Cử chỉ của ông tỏ ra khoan thai, phong thái điềm tĩnh. Đôi khi ông nổi nóng. Còn trong Phong tỏa, xem ra việc thể hiện phong thái của Xtalin có khác. Ông hay ngồi trao đổi công việc. Cảnh hoạt động của Xtalin không có nhiều trong phim và sự lãnh đạo của ông tỏ ra không sắc sảo như trong Cuộc chiến vì Mátxcơva.

Thời gian đã lùi rất xa. Suy nghĩ về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại là suy nghĩ về sự hy sinh vô bờ bến của nhân dân Liên Xô; cũng là suy nghĩ về vai trò nổi bật của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô, trong đó có Xtalin và Giucốp. Hai bộ phim Phong tỏaCuộc chiến vì Mátxcơva cho chúng ta một góc nhìn nghệ thuật về hai nhân vật lịch sử nổi tiếng: Xtalin và Giucốp. Thông qua hai hình tượng nghệ thuật đó, chúng ta càng khâm phục con người Nga, tính cách Nga, tài năng Nga. Dù có điều gì chăng nữa, lịch sử vẫn là lịch sử. Và như thế, hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp vẫn luôn luôn hấp dẫn các thế hệ chúng ta, không chỉ trong phim ảnh.

Lê Mai
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Vì tiêu chí “thông tin” chiếm 65% số điểm chấm cho bài dự thi nên kính đề nghị tác giả Lê Mai làm rõ thêm:
- Trong bài “Nước Nga…nhìn từ xa” có câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường”. Xin tác giả cho biết: những đoàn xe này vào chiến trường trong quãng thời gian nào (tương đối thôi, không cần chính xác lắm)?
- Trong bài “Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp” có câu “Hình như trong phim thiếu một nhân vật cùng nghe báo cáo là Mêkhơlit”. Đúng như tác giả đã nhận xét, việc đưa hay không đưa nhân vật nào đó vào một cảnh quay nào đó là quyền của đạo diễn, chúng ta không bàn, nhưng xin tác giả giải thích thêm cho độc giả hiểu hơn: Mêkhơlit là ai, khi đó đang giữ chức vụ gì?
 

hungledn

Thành viên thường
Vì tiêu chí “thông tin” chiếm 65% số điểm chấm cho bài dự thi nên kính đề nghị tác giả Lê Mai làm rõ thêm:
- Trong bài “Nước Nga…nhìn từ xa” có câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường”. Xin tác giả cho biết: những đoàn xe này vào chiến trường trong quãng thời gian nào (tương đối thôi, không cần chính xác lắm)?
- Trong bài “Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp” có câu “Hình như trong phim thiếu một nhân vật cùng nghe báo cáo là Mêkhơlit”. Đúng như tác giả đã nhận xét, việc đưa hay không đưa nhân vật nào đó vào một cảnh quay nào đó là quyền của đạo diễn, chúng ta không bàn, nhưng xin tác giả giải thích thêm cho độc giả hiểu hơn: Mêkhơlit là ai, khi đó đang giữ chức vụ gì?
Vì tiêu chí “thông tin” chiếm 65% số điểm chấm cho bài dự thi nên kính đề nghị tác giả Lê Mai làm rõ thêm:
- Trong bài “Nước Nga…nhìn từ xa” có câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường”. Xin tác giả cho biết: những đoàn xe này vào chiến trường trong quãng thời gian nào (tương đối thôi, không cần chính xác lắm)?
- Trong bài “Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp” có câu “Hình như trong phim thiếu một nhân vật cùng nghe báo cáo là Mêkhơlit”. Đúng như tác giả đã nhận xét, việc đưa hay không đưa nhân vật nào đó vào một cảnh quay nào đó là quyền của đạo diễn, chúng ta không bàn, nhưng xin tác giả giải thích thêm cho độc giả hiểu hơn: Mêkhơlit là ai, khi đó đang giữ chức vụ gì?
Xỉn thành thật cảm ơn các yêu cầu làm rõ thêm của bác masha90. Các vấn đề đặt ra rất hay. Tôi xin trả lời như sau:
- Bài “Nước Nga…nhìn từ xa” có câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường”. Lúc đầu tôi viết thêm hai chữ "miền Nam" sau câu này, nhưng lại bỏ đi, vì muốn tính ước lệ. Ta có thể hiểu đó là một phần viện trợ của Liên Xô cho VN những năm đánh Mỹ, giai đoạn 1960 - 1975, trọng tâm là giai đoạn 1965-1971. Cũng như tên lửa LX lao vút lên bầu trời Hà nội, chủ yếu nói trận 12 ngày đêm cuối năm 1972.
- Bài “Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp”: Theo quyển Sự nghiệp cả cuộc đời của Nguyên soái LX Vaxilépxki thì tiểu sử chính của Mê khơ lít như sau: Từ 1937-1940 là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân. Từ năm 1940-1941 là Bộ trưởng Dân ủy thanh tra nhà nước; rồi từ 1941-1942 lại là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân. Những năm sau đó là ủy viên Hội đồng quân sự một số tập đoàn quân. Như vậy, tại buổi báo cáo của Giu cốp, ông ta có lẽ là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân.
Hồi ký của Giu cốp cũng nói rõ có sự tham gia của Mê khơ lít và ông ta hỏi nhiều câu "ngớ ngẩn". Xin nói thêm là ở VN có sách dịch là Mê khơ li xơ ?
Một lần nữa, xin cảm ơn bác masha90.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Xin cám ơn tác giả Lê Mai đã phản hồi kịp thời.

Masha90 hỏi như vậy vì Mekhlis vốn không phải nhân vật nổi trội trong hàng ngũ lãnh đạo xô-viết trong những năm Chiến tranh Vệ quốc 1941-1945. Mekhlis L.Z. (1.1.1889 – 13.2.1953) trong những năm 1940-1941 là Chánh Thanh tra Nhà nước, ông được giao chức vụ Chủ nhiệm chính trị Hồng quân công-nông ngày 21.6.1941 ( 1 ngày trước khi Đức bất ngờ tấn công Liên Xô).

Câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường” nếu không giải thích rõ thì nhiều người (nhất là các bạn trẻ) có thể hiểu nhầm. Trước hết, dạo tổng động viên cho chiến dịch Điện Biên Phủ ta có sử dụng một số lượng khá lớn xe tải nhẹ (sức chở 2 tấn, gọi là xe Mô-lô-tô-va vì chế tạo tại nhà máy ô-tô Gorki [nay là Nizhni Novgorod] mang tên Bộ trưởng Ngoại Giao LX Môlôtôv), không nên nhầm với thương hiệu Môtôrôla. Nhà máy chế tạo ô-tô Matxcơva trước năm 1956 mang tên Stalin và cho ra đời xe tải ZIS, ngày 26.6.1956 mới đổi tên thành nhà máy ZIL, vì thế xe ZIL không thể có trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đến thời chống Mỹ thì ta dùng xe tải ZIL, GAZ và xe “Giải phóng” của TQ (vốn là ZIL-555 của LX), và chắc chắn là trong các đoàn xe vận chuyển hàng hoá vào miền Nam không còn sử dụng xe Môlôtôva. Tóm lại, không có đoàn xe nào có cả xe ZIL và xe Môlôtôva.

Về tên lửa SAM thì có thể bác quan tâm đến thông tin này: cuối năm 1972 Liên Xô viện trợ khẩn cấp cho ta tên lửa SAM-3 (Pechora S-125) gọn hơn SAM-2 (Dvina S-75), giàn 4 quả tên lửa đặt hàng ngang (chứ không phải chỉ có 1 quả như SAM-2), tính năng kỹ thuật của quả đạn tương đương quả đạn SAM-2 nhưng hơn hẳn ở điểm có thể bắn được mục tiêu tầm thấp (đến 50 m so với 400 m của SAM-3), tuy nhiên ta đã không kịp đưa vào chiến đấu trong đợt Mỹ đánh phá Hà Nội cuối năm 1972.
 

hungledn

Thành viên thường
Xin cám ơn tác giả Lê Mai đã phản hồi kịp thời.

Masha90 hỏi như vậy vì Mekhlis vốn không phải nhân vật nổi trội trong hàng ngũ lãnh đạo xô-viết trong những năm Chiến tranh Vệ quốc 1941-1945. Mekhlis L.Z. (1.1.1889 – 13.2.1953) trong những năm 1940-1941 là Chánh Thanh tra Nhà nước, ông được giao chức vụ Chủ nhiệm chính trị Hồng quân công-nông ngày 21.6.1941 ( 1 ngày trước khi Đức bất ngờ tấn công Liên Xô).

Câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường” nếu không giải thích rõ thì nhiều người (nhất là các bạn trẻ) có thể hiểu nhầm. Trước hết, dạo tổng động viên cho chiến dịch Điện Biên Phủ ta có sử dụng một số lượng khá lớn xe tải nhẹ (sức chở 2 tấn, gọi là xe Mô-lô-tô-va vì chế tạo tại nhà máy ô-tô Gorki [nay là Nizhni Novgorod] mang tên Bộ trưởng Ngoại Giao LX Môlôtôv), không nên nhầm với thương hiệu Môtôrôla. Nhà máy chế tạo ô-tô Matxcơva trước năm 1956 mang tên Stalin và cho ra đời xe tải ZIS, ngày 26.6.1956 mới đổi tên thành nhà máy ZIL, vì thế xe ZIL không thể có trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đến thời chống Mỹ thì ta dùng xe tải ZIL, GAZ và xe “Giải phóng” của TQ (vốn là ZIL-555 của LX), và chắc chắn là trong các đoàn xe vận chuyển hàng hoá vào miền Nam không còn sử dụng xe Môlôtôva. Tóm lại, không có đoàn xe nào có cả xe ZIL và xe Môlôtôva.

Về tên lửa SAM thì có thể bác quan tâm đến thông tin này: cuối năm 1972 Liên Xô viện trợ khẩn cấp cho ta tên lửa SAM-3 (Pechora S-125) gọn hơn SAM-2 (Dvina S-75), giàn 4 quả tên lửa đặt hàng ngang (chứ không phải chỉ có 1 quả như SAM-2), tính năng kỹ thuật của quả đạn tương đương quả đạn SAM-2 nhưng hơn hẳn ở điểm có thể bắn được mục tiêu tầm thấp (đến 50 m so với 400 m của SAM-3), tuy nhiên ta đã không kịp đưa vào chiến đấu trong đợt Mỹ đánh phá Hà Nội cuối năm 1972.
Vâng, xin cảm ơn sự phân tích và những thông tin của masha90 (xin lỗi ở trên tôi gọi "bác" có lẽ không chính xác). Qua đó, tôi đã học được rất nhiều. Đó cũng là điều rất tuyệt vời khi tham gia gửi bài.
Về Mêkhơlít, ông ta không nổi trội trong hàng ngũ lãnh đạo Xô viết những năm chiến tranh, song ông ta lại "nổi tiếng" vì tính cực đoan, khép tội oan cho nhiều vị tướng, có phải không masha90 ? Vì vậy, tôi nhắc đến ông ta trong buổi báo cáo của Giu cốp.
 

hungledn

Thành viên thường

hungledn

Thành viên thường
Về diễn viên điện ảnh Ulianov M.A. chuyên đóng vai nguyên soái Zhukov (rất tiếc là không có link tiếng Việt): https://ru.wikipedia.org/wiki/Ульянов,_Михаил_Александрович

Về nguyên soái Zhukov: https://vi.wikipedia.org/wiki/Georgi_Konstantinovich_Zhukov
Thông tin về Giu cốp thì có khá nhiều, song thông tin về diễn viên chuyên đóng vai Giu cốp thì thật quý. Bằng google dịch, chú LM cũng nắm được một số thông tin về ông. Cảm ơn masha90. Hình như khuôn mặt của Giu cốp (thật) thì cương nghị hơn và thân hình mập hơn diễn viên Ulianov M.A.
Tiện thể, cá nhân chú LM cho rằng, vai Hitler trong phim Giải phóng là hay nhất, kể cả những phim của phương Tây cũng không có vai nào đạt bằng. Phim Downfall của Đức thì vai Hitler không xuất sắc lắm. Hitler trong đoạn đầu của Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân cũng rất đạt. Hitler trong Phong tỏa không hay bằng Hitler trong Cuộc chiến vì Mátxcơva - mặc dù khuôn mặt không giống lắm, tóc và quần áo quá mượt, nhưng phong cách có vẻ được thể hiện giống Hitler thực.
 
Top